Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị trẻ sốt xuất huyết dengue nặng có tăng áp lực ổ bụng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2016-2017

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Ngọc Dung, Trần Tôn Thái, Trương Ngọc Phước

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 618.92 Pediatrics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 109-116

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413615

Mô tả các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhi SXHD nặng có tăng ALOB tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ. Tìm hiểu mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với mức độ tăng ALOB ở bệnh nhi SXHD nặng, và 3) Đánh giá kết quả điều trị bệnh nhi SXHD nặng có tăng ALOB tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2016-2017. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhi từ 15 tuổi trở xuống, được chẩn đoán xác định SXHD nặng có tăng ALOB. Điều trị tăng ALOB bằng các phương pháp nội khoa. Kết quả Tất cả các bệnh nhi đều có suy hô hấp do tràn dịch màng bụng (TDMB), tràn dịch màng phổi (TDMP). Có mối liên quan giữa dịch màng phổi, sốc kéo dài, tái sốc, giá trị CVP tăng với tăng ALOB ở bệnh nhi (p=0,032). Kết quả điều trị trong 15 bệnh nhi có tăng ALOB độ 1, có 14 trường hợp trở lại bình thường sau điều trị (93,3%), 10 bệnh nhi tăng ALOB độ 2, có 9 trường hợp giảm áp lực ổ bụng (90%), 10 bệnh nhi tăng ALOB độ 3, có 9 trường hợp giảm áp lực ổ bụng (90%), và 15 bệnh nhi tăng ALOB độ 4 có 11 bệnh nhi (73,3%) giảm ALOB. Áp lực bàng quang (ALBQ) giảm 13,6 cmH2O ở nhóm không chọc dò, ALBQ giảm 11,85 cmH2O ở 7 bệnh nhi có chọc dò. Có 43 trường hợp giảm ALOB sau điều trị (86%), 42 trường hợp khỏi hoàn toàn (84%), 1 trường hợp tử vong (2%) và 7 trường hợp chuyển viện (14%). Kết luận Chọc dò ổ bụng giải áp có kết quả tốt trong xử trí tăng ALOB trên bệnh nhi SXHD.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH