Nén gỗ là quá trình kết hợp giữa ẩm, nhiệt và tác động cơ học nhằm tăng khối lượng riêng, tăng độ bền cơ học nhưng không phá vỡ cấu tạo của gỗ. Nghiên cứu này xác định và đánh giả ảnh hưởng của tham số nén ép (tỷ suất nén, nhiệt độ nén và thời gian nén) đến độ đàn hồi trở lại (S) và các thông số đặc trưng của biểu đồ phân bố khối lượng riêng của gỗ Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis), gồm Khối lượng riêng trung bình (KLRtb)
khối lượng riêng lớn nhất theo chiều dày mẫu (KLRmax)
khối lượng riêng nhỏ nhất theo chiều dày mẫu (KLRmin)
khoảng cách từ bề mặt tới vị trí có khối lượng riêng lớn nhất (PDi)
khoảng cách từ bề mặt tới vùng có khối lượng riêng thay đổi đột ngột (Pb). Bố trí các thí nghiệm theo phần mềm Design Expert 8.0.6 và xử lý số liệu theo thống kê toán học (phần mềm SPSS version 22.0). Kết quả nghiên cứu cho thấy các tham số quá trình ép ảnh hưởng rõ nét đến độ đàn hồi trở lại của gỗ nén. Mức độ nén tăng từ 30% đến 50%, độ đàn hồi trở lại là 3,92% và 5,01% ở 140o C và 60 phút. Khi nhiệt độ nén tăng từ 140o C lên 180o C và thời gian nén tăng từ 60 phút lên 180 phút, độ đàn hồi trở lại tương ứng là 3,92%, 3,13% và 3,92%, 2,86%. Các thông số ép của xử lý nhiệt - cơ ảnh hưởng đáng kể đến các thông số đặc trưng và hình dạng của biểu đồ phân bố khối lượng riêng của gỗ nén. Nhiệt độ nén cao hơn sẽ cho kết quả KLRtb và PDi lớn hơn và thời gian ép dài hơn dẫn tới KLRtb và PDi và PD cao hơn
nhưng nhiệt độ và thời gian nén ảnh hưởng không rõ nét đến KLRmax, KLRmin và Pb.