Huyết đằng lông (Butea superba Roxb.) được người dân sử dụng từ lâu để chữa nhiều loại bệnh như rối loạn chức năng gan, virus viêm gan, giúp cho trẻ ngủ ngon, lợi tiểu, dùng làm nước khử trùng,... đặc biệt làm tăng cường sinh lực, chậm lão hóa và không gây độc cho người sử dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy Huyết đằng lông phân bố ở độ cao từ 280 m đến 1.550 m so với mực nước biển tại Lâm Đồng gồm thành phố Đà Lạt, huyện Di Linh, huyện Đam Rông và huyện Đạ Huoai, chủ yếu ở kiểu rừng lá rộng thường xanh, trên nền đất feralit nâu đỏ hoặc đỏ vàng, tầng thảm mục có độ dày từ 2 - 5 cm, pH đất dao động từ 5,5 - 6,6. Hai nhân tố sinh thái chính ảnh hưởng đến phân bổ tự nhiên của loài là độ cao so với mặt nước biển và vị trí địa hình, theo mô hình tương quan Log (Mat do) = 0,922479 + 1,38676*Log (Do cao) - 0,835173*Log (Vi tri). Tại khu vực phân bố Huyết đằng lông, thành phần loài cây bụi, cây thân thảo và cây dây leo đa dạng với các loại phổ biến như. Lá bép, Ba chac, Phất dụ, Cỏ lá tre, Sa nhân, Cau chuột, Dây công chúa, Dứa gai, Gimg lông, Kim cang, Mây đan, Hoàng đăng, Máu chó, Quyền bá, Riêng núi,... Huyết đang lông tái sinh chủ yếu bằng chổi, chiếm tỉ lệ 96,15% với mật độ tái sinh tự nhiên trung bình 1,25 cây/ODB.