Chuyển đổi số trong quản trị nhân sự: Nghiên cứu tại một số doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Thị Hải Hà

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Công thương, 2022

Mô tả vật lý: 182-187

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413855

 Trong những năm qua, khu công nghiệp (KCN) đã thể hiện được vai trò là một thành phần quan trọng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của các KCN, KKT không những góp phần tạo ra giá trị công nghiệp mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị kim ngạch xuất khẩu, nộp ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, tạo cầu cho sự phát triển nhiều ngành nghề. Khu vực doanh nghiệp thuộc các KCN đã đạt được những con số ấn tượng. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 1991 - 2020, tỷ trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm từ 17% - 25% vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
  khu vực doanh nghiệp thuộc các KCN đang tạo việc làm cho hơn 3,6 triệu lao động trực tiếp và khoảng 5-6 triệu lao động gián tiếp. Ảnh hưởng từ làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, lợi thế bắt kịp trào lưu chuyển đổi số, quản lý cơ sở dữ liệu (database), ứng dụng các yếu tố về công nghệ thông tin đang trở thành ưu thế cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp trọng điểm. Bên cạnh những tác động to lớn, thuận lợi từ chuyển đổi số mang lại là những khó khăn thách thức, khi mà phần lớn người lao động trong các khu công nghiệp này đều là lao động trình độ chưa cao, không phải lao động tri thức, họ chưa hình dung ra chuyển đổi số cần phải làm gì? Song song với đó, các mô tả công việc cũng thiếu sự rõ ràng minh bạch và các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả công việc thiếu rõ ràng, không mang lại tác dụng khích lệ thôi thúc sự cống hiến và nỗ lực của người lao động. Đe có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng lao động ngày càng khắt khe của các doanh nghiệp thuộc các KCN, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng quan về chất lượng nguồn nhân lực, cũng như có những giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp khu vực này trong giai đoạn chuyển đổi số., Tóm tắt tiếng anh, In recent years, special economic zones and industrial parks have become a driving force for the socio-economic development of Vietnam. According to the Ministry of Planning and Investment, in the period of 1991 - 2020, enterprises in special economic zone and industrial parks directly employed more than 3.6 million workers and created jobs for about 5-6 million indirect workers. Under the impacts of the Industrial Revolution 4.0, enterprises, especially those in key economic zones and industrial parks, have taken advantage of information technology advancements to strengthen their competitiveness. However, the digital transformation process of these enterprises faces some difficulties as the majority of laborers working in special economic zones and industrial parks are not skilled workers. In order to meet increasingly strict requirements of enterprises about the quality of workers, it is necessary to have an overview of the quality of human resources, and appropriate solutions to improve the quality of human resources for enterprises in special economic zones and industrial parks in the digital transformation period.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH