Việt Nam rất da dạng về các giống lợn bản địa, tuy nhiên hiện nay do việc nhân giống tự phát và quản lý không chặt chẽ nhiều giống lợn bản địa Việt Nam đang bị suy giảm trầm trọng về số lượng, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng. Vì vậy, việc xây dụng một hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học toàn diện là vô cùng cấp bách và cần thiết. Nhằm mục đích bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học của các giống lợn bản địa Việt Nam, chúng tôi nghiên cứu tạo phôi lợn Bản nhân bản vô tính từ dòng tế bào sinh dưỡng và trứng lon Landrace. Trong báo cáo này chúng tôi trình bày kết quả về ảnh hưởng của giới tính dòng tế bào cấy lên sự phát triển của phối lợn Bản nhân bản vô tính. Kết quả cho thấy tỷ lệ phân chia sau khi cấy nhân, tỷ lệ hình thành phối nang/số trứng nuôi và tỷ lệ phối thoát màng/số trúng nuôi giữa hai nhóm sử dụng tế bào sinh dưỡng từ lợn Bản đực và lợn Bản cái không có sự khác biệt. Tuy nhiên, số tế bào/phôi nang của các phối nhân bản từ dòng tế bào cái cao hơn so với ở các phối từ dòng tế bào đực (45,1 tế bào so với 37,5 tế bào). Như vậy có thể sử dụng dòng tế bào lợn cái làm tế bào cho để cải thiện chất lượng phôi lợn Bản nhân bản vô tính.