Bài viết sử dụng 55 lỗ trong có kích thước khác nhau ở 3 trạng thái rừng giàu, trung bình và nghèo thuộc kiểu rừng kín thường xanh tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Bình Châu Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xem xét đặc điểm cây tái sinh Sến mủ, kết quả cho thấy mật độ Sến mủ trong các cấp lô trông ở trạng thải rừng giàu là 8.333 cây/ha cao hơn rừng nghèo là 7,9% và ở rừng trung bình là 16,3%. Kích thước lỗ trống ảnh hưởng đến mật độ cây tái sinh Sến mủ, xu hướng chung là khi lỗ trống có diện tích quá nhỏ (S <
100 m2) không thuận lợi cho Sến mủ xuất hiện, diện tích lỗ trống quá lớn (S >
400 m2) cũng không lý tưởng cho sự xuất hiện và sinh tồn. Ở cả 3 trạng thái rừng, Sến mủ xuất hiện, thích nghi và định cư cao nhất ở các lỗ trống có diện tích từ 100-300 m2. Ở các lỗ trống có ảnh sáng quá yếu hoặc trực xạ không thuận lợi cho Sến mủ sinh trưởng phát triển và tồn tại. Vị trí tương đối trong lỗ trống có ảnh hưởng đến mật độ cây tái sinh Sến mủ. Sến mủ ở các cấp sinh trưởng đều thích hợp phân bố ở phía Nam, phía Đông hơn so với phía Bắc và phía Tây. Trung tâm lỗ trong (Cc) là vùng thích hợp nhất cho Sến mủ phân bố, mật độ có xu hướng giảm dần khi tịnh tiến ra mép lỗ trồng.