Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lý Hải Yến, Nguyễn Thị Thanh Tú, Vũ Minh Hoàn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 572 Biochemistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 77-80

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413952

 Mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Đối tượng Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản đến khám và điều trị từ tháng 06/2021 đến tháng 09/2021. Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả Trong thời gian nghiên cứu, bệnh viện Y học cổ truyền Hà Nội đã điều trị cho 60 bệnh nhân Tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 51,95 ± 15,94. Tỉ lệ nữ cao hơn nam (66,67%). Phần lớn bệnh nhân là lao động trí óc (38,33%). Thời gian bị bệnh chủ yếu từ 6 đến 12 tháng (61,67%). Có 30,0% bệnh nhân có sử dụng bia rượu, 21,67% hút thuốc lá, 33,33% thường xuyên uống cà phê, 55% sử dụng thuốc giảm đau nonsteroid
  38,33% bệnh nhân thừa cân và béo phì. Triệu chứng ợ chua, ợ hơi chiếm tỉ lệ cao nhất (88,33%). Tổng điểm GERD Q trung bình của bệnh nhân khi vào viện là 10,42 ± 1,72. Kết luận Nghiên cứu đã mô tả đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản và một số yếu tố liên quan đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản., Tóm tắt tiếng anh, Describe clinical characteristics of patients with gastroesophageal reflux disease at Hanoi General Hospital of Traditional Medicine. Subjects Patients have been diagnosed with gastroesophageal reflux disease from June 2021 to September 2021. Methods A cross-sectional study. Results 60 patients were selected for the study The mean age in the study was 51.95 ± 15.94. The rate of female was higher than that of male (66.67%). The majority of patients were mental workers (38.33%). The disease duration was mainly from 6 to12 months (61.67%). 30.0% of patients used alcohol
  21,67% of patients used tobacco
  33,33% of patients regularly drank coffee
  55% of patients used nonsteroid analgesics
  38,33% of patients were overweight and had obese. Symptoms of heartburn, belching accounted for the highest rate (88.33%). The mean total GERD Q score of patients on admission was 10.42 ± 1.72. Conclusions This study has described the clinical characteristics of patients with gastroesophageal reflux disease and some factors related to gastroesophageal reflux disease.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH