Hiệu quả giảm đau của kết hợp gây tê tủy sống, gây tê ngoài màng cứng và gây mê toàn thể trong và sau phẫu thuật nội soi đại - trực tràng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Văn Đăng, Võ Nguyên Hồng Phúc, Vũ Văn Kim Long

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y dược học Cần Thơ, 2021

Mô tả vật lý: 35-42

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 413998

Đánh giá hiệu quả giảm đau và tác dụng phụ của CSE và gây mê toàn thể trong và sau phẫu thuật nội soi đại - trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tiến cứu, mô tả, cắt ngang được thực hiện trên 62 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội soi đại - trực tràng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ trong thời gian từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2018. Kết quả tại bất kỳ thời điểm nào sau phẫu thuật khi BN vận động đều có thể có nhu cầu thêm thuốc giảm đau (VAS ³ 4 điểm). Khi BN nằm yên nhu cầu thêm thuốc giảm đau chỉ xuất hiện tại thời điểm 1 giờ hoặc 2 giờ sau phẫu thuật. Tác dụng phụ Tụt HA chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,77%. Tăng EtCO2 chiếm 41,94%, thường sau khi bơm CO2 30 phút, 60 phút và lúc kết thúc phẫu thuật. Ngoài ra, chậm nhịp tim chiếm 19,35%, tăng HA 8,06%. Có 1 trường hợp bị co thắt KPQ trong phẫu thuật, chiếm 1,61%. Kết luận Phối hợp CSE và gây mê toàn thể là phương pháp vô cảm an toàn, hiệu quả giảm đau kéo dài và nên được áp dụng thường quy cho các trường hợp phẫu thuật nội soi đại - trực tràng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH