Cách mạng công nghệ lần thứ tư đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế và phát triển nhân lực. Một loạt các công nghệ mới xuất hiện dựa trên nền tảng kết nối và công nghệ số và được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đòi hỏi sự chuyển đổi nhanh hơn bao giờ hết của các doanh nghiệp công nghệ thông tin. Nghiên cứu này xem xét nhu cầu về nhân lực của các doanh nghiệp công nghệ thông tin và phân tích khả năng nắm bắt các cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp này của sinh viên tốt nghiệp đại học. Tổng cộng 986 doanh nghiệp đã được khảo sát bằng bảng hỏi và 20 cuộc thảo luận nhóm tập trung đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin rất thiếu nhân lực trong độ tuổi 25-35, thiếu nhân lực lãnh đạo và trực tiếp sản xuất, thiếu nhân lực có kĩ năng phân tích và giải quyết vấn đề và thiếu nhân lực trình độ trên đại học để thực hiện các nghiên cứu triển khai. Những thông tin này có thể giúp ích cho sinh viên và người lao động nắm bắt được các cơ hội việc làm và đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Kết quả nghiên cứu cũng bổ sung thêm dữ liệu về khả năng đáp ứng với công việc của nhân lực trình độ đại học, giúp các nhà nghiên cứu và đào tạo nhân lực xác định trọng tâm của các hoạt động sắp tới., Tóm tắt tiếng anh, The economy and human resource development have been greatly influenced by the fourth industrial revolution. A series of new technologies has been developed based on network platform and digital technology, which require the faster transformation of information technology businesses. This study examines the human resource demands of enterprises and assesses the ability of university graduates to grasp career opportunities in these companies. The survey was conducted on a total of 986 enterprises by using questionnaires and 20 focus groups. According to the findings, the information technology companies are short on human resources in the 25-35 age group, leadership and direct production personnel, and workers with analytical and problem-solving skills. Besides, there is a shortage of university-educated personnel available to carry out implementation research. This result can support students and employees in better understanding career opportunities and meeting job requirements. The findings also provide further information on the job responsiveness of university-educated human resources, helping researchers and human resource trainers in determining the emphasis of future efforts.