Nghiên cứu về nhận thức và thực tế giảng dạy ngữ pháp ở một trường đại học ở Hà Nội. Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua việc khảo sát 125 giáo viên, phỏng vấn và quan sát lớp học của 10 giáo viên ở Khoa Ngoại ngữ của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Mục đích nghiên cứu là để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của giáo viên về hoạt động giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh và thực tế giảng dạy của các giáo viên đồng thời tìm hiểu những điểm khác nhau và giống nhau giữa quan điểm và thực tế giảng dạy ngữ pháp tiếng Anh trong môi trường lớp học. Kết quả của nghiên cứu cho thấy giáo viên rất coi trọng việc giảng dạy ngữ pháp vì hoạt động này giúp cho sinh viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ khác như nghe, nói, đọc, và viết. Kết quả cũng cho thấy giáo viên có xu hướng sử dụng phương pháp diễn dịch để dạy ngữ pháp bởi vì năng lực hạn chế của sinh viên. Thực tế trên lớp học cũng phản ánh các giáo viên sử dụng phương pháp diễn dịch để giảng dạy ngữ pháp cho sinh viên mặc dù có một số giáo viên trước đó trả lời khảo sát và phỏng vấn là thường áp dụng phương pháp quy nạp. Dựa trên các kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra các đề xuất quan trọng cho hoạt động phát triển chuyên môn của các giáo viên tiếng Anh tại các cơ sở giáo dục., Tóm tắt tiếng anh, This study aimed to investigate teachers perceptions and practices in teaching English grammar at a university in Hanoi. The data for the study were collected through questionnaire survey with 130 English teachers and class observations and interviews with ten of the teachers at the Faculty of Foreign Languages. The objectives of the study was to gain insights into the teachers' perceptions of teaching English grammar and their instructional practices of teaching grammar as well as to explore the differences and similarities between their perceptions and their practices to English grammar teaching in the classroom context. The results of the study revealed that the teachers laid a great emphasis on grammar teaching with the belief that grammar teaching would help to develop the students' linguistic skills such as listening, speaking, reading and writing. Most of the teachers were in favor of teaching grammar deductively. The main reason they gave for this pedagogical preference was the students' limited proficiency. The teachers' classroom practices also reflected their favor of a deductive approach to grammar although some of the teachers indicated their inclination for a inductive approach. The study carried important implications for the English teacher professional development at educational institutions.