Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân khô mắt trong hội chứng sjogren

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Thị Vân Anh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phạm Thị Thanh Thủy

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.7 *Ophthalmology

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2020

Mô tả vật lý: 200-204

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414066

 Nghiên cứu được thực hiện trên 32 bệnh nhân Sjogren 6 nam - 26 nữ có tuổi trung bình 45,08 ± 16,08, điểm OSDI trung bình là 75,13± 15,26 điểm (18,75 - 93,75) trong đó khô mắt nhẹ 1 trường hợp (3,1%)
  khô mắt trung bình 1 trường hợp (3,1%) số còn lại 30 bệnh nhân (93,75%) là khô mắt mức độ nặng. Hầu như tất cả các triệu chứng gây khó chịu của khô mắt đều xuất hiện ở tất cả các bệnh nhân và xuất hiện với tần suất tương đối cao. Triệu chứng khô rát mắt và biểu hiện bệnh gây cản trở công việc và học tập hàng ngày là 2 dấu hiệu gây ảnh hưởng nặng nhất tới 90,6% người bệnh. Điểm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân (DES) trung bình của nhóm nghiên cứu là 92,99± 9,93 điểm, cao nhất là 100 điểm, thấp nhất là 70,68 điểm. 50% (16 bệnh nhân) có điểm giảm mức tuyệt đối 100 điểm. Kết luận Khô mắt trong hội chứng Sjogren gây giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến thị giác một cách trầm trọng và ảnh hưởng nặng đến cuộc sống của người bệnh cả về tần suất lẫn cường độ. Tuổi càng cao càng làm giảm chất lượng cuộc sống liên quan đến thị giác của người bệnh.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH