Bệnh tay chân miệng (TCM) là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh TCM, xác định tỷ lệ Enterovirus 71 dương tính bằng phương pháp PCR, đánh giá kết quả điều trị và mối liên quan đến bệnh và phương pháp điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2019-2020. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 206 bệnh nhi nhập viện được chẩn đoán bệnh TCM bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả nghiên cứuTỷ lệ trẻ nhập viện có sốt là 92,7%
91,3% có dấu hiệu hồng bàn lòng bàn tay, mụn nước lòng bàn tay. Tỷ lệ trẻ giảm hemoglobin là 34,5%, tiểu cầu tăng là 25,2% và bạch cầu tăng là 22,8%. Có 17% trẻ có kết quả dương tính EV71 bằng PCR. Tỷ lệ trẻ khỏi bệnh là 100%. Kết luận Trẻ mắc bệnh TCM khi nhập viện đa số có dấu hiệu sốt, phát ban. Có mối liên quan giữa tỷ lệ dương tính EV71 với phân độ TCM, tình trạng sốt và chỉ số tiểu cầu (p<
0,05). Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 100%.