Mua bán xăng dầu trên biển là hoạt động khá phổ biến trên thế giới, cung cấp nhiên liệu cho các tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giảm thiểu chi phí cập cảng để tiếp nhiên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này thường liên quan đến hoạt động buôn lậu, trốn thuế và nghĩa vụ hải quan theo pháp luật quốc gia ven biển nên đã và có thể sẽ còn phát sinh tranh chấp giữa quốc gia ven biển và quốc gia mà tàu bán dầu mang cờ. Bài viết phân tích các quy định của Công ước Luật biển năm 1982, đặc biệt là các án lệ của Toà án quốc tế về luật biển để làm sáng tỏ khía cạnh pháp lí của hoạt động này trong các vùng biển thuộc thẩm quyền quốc gia của quốc gia ven biển và trên Biển cả
qua đó chỉ ra các căn cứ pháp lí để quốc gia ven biển có thể ban hành và thực thi pháp luật đối với hoạt động này phù hợp với quy định của Công ước., Tóm tắt tiếng anh, Bunkering activites are relatively popular in the world as they provide fuels for ships operating on the sea and reduce the costs of making landfall to fill fuels. However, those activities, which are often related to smuggling and evasion of tax and customs duty under the law of the coastal states, may lead to disputes between the coastal state and the flag state of the ship selling fuels.The paper analyses the related provisions of the 1982 Convention on the Law of the Sea and especially the relevant precedents of the International Tribunal for the Law of the Sea to clarify the legal aspects of bunkering activities on the seas under the jurisdiction of the coastal states and on the high seas. On that basis, it points out legal grounds for the coastal states to make and implement the law on those activies consistently with the Convention.