Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc của nghề điêu khắc đá Non Nước, làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2014. Bên cạnh những kết quả đạt được về mặt kinh tế - xã hội, làng nghề còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Do đó nghiên cứu này nhằm phân tích những thành công và tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước thông qua ba phương pháp chính là phương pháp thu thập và xử lý số liệu
phương pháp khảo sát thực địa
phương pháp phân tích, đánh giá và so sánh. Kết quả góp phần định hướng phát triển và đưa ra một số giải pháp khôi phục làng nghề truyền thống đá mỹ nghệ Non Nước với ba nội dung chính (1) xây dựng khu chế tác, trưng bày sản phẩm của làng nghề kết hợp với phát triển du lịch
(2) giải quyết ô nhiễm môi trường
(3) chuyên môn hóa quy trình sản xuất., Tóm tắt tiếng anh, In 2014, with the unique historical, cultural and scientific values of traditional handicrafts, Non Nuoc stone sculpture village was recognized as a national cultural heritage by the Vietnam Ministry of Culture, Sports and Tourism. However, besides the socio-economic values, the traditional handicraft village is still restricted. For this reason, this research aims to analyze the existence in production and business activities of the traditional handicraft village through three main methods data collection and processing
field survey
analysis, evaluation and comparison. The results of this research will contribute to the process of planning development and seeking solutions to recovery the Non Nuoc stone sculpture village, with 3 main contents (1) hold area characterized by the exhibit and product making, combined with developing tourism
(2) solve the problem of environmental pollution
(3) specialization of production.