Đánh giá bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Bá Thủy, Nguyễn Phương Anh, Phạm Khánh Ngọc, Kim Sooyoul

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 627 Hydraulic engineering

Thông tin xuất bản: Khí tượng thủy văn, 2022

Mô tả vật lý: 75-86

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414159

Bão trên Biển Đông và nước dâng do bão tại ven biển Bắc Bộ được đánh giá trong giai đoạn khí hậu hiện tại (1951-2010) và khí hậu tương lai (2051-2110) để phục vụ xây dựng phương án ứng phó và quy hoạch. Trong đó, số liệu bão trong hai giai đoạn này được thu thập từ kết quả của mô hình MRI-CGCM3, thuộc dự án các mô hình khí hậu lần 5 (CMIP5 - Coupled Model Intercomparison Project Phase 5). Với giai đoạn 2051-2110, mô hình MRI-CGCM3 được áp dụng cho kịch bản phát thải cao nhất (RCP 8.5) để mô phỏng bão tương lai. Kết quả mô phỏng bão trên Biển Đông từ mô hình trong giai đoạn 1951- 2010 được đánh giá với số liệu bão thực tế và đã cho thấy có sự tương đồng giữa 2 nguồn số liệu. Về xu thế biến đổi của bão trong khí hậu tương lai, bão mạnh có xu hướng dịch xuống phía Nam, tập trung nhiều tại ven biển Thanh Hóa-Hà Tĩnh và xuất hiện muộn hơn, số lượng bão yếu và trung bình có xu thế giảm, số lượng bão mạnh và rất mạnh có xu thế tăng so với giai đoạn khí hậu hiện tai. Khu vực có nước dâng do bão lớn dịch chuyển xuống phía Nam, ven biển các tỉnh Thanh Hóa-Hà Tĩnh là nơi sẽ có nước dâng bão lớn nhất với độ cao nước dâng lớn nhất có thể lên tới 4,0m., Tóm tắt tiếng anh, In this study, storms in the Bien Dong sea (the East Sea) and storm surge in the North coast of Viet Nam are assessed in the present climate (1951-2010) and future climate (2051-2110). Storm data in the two periods are collected from the results of the MRI-CGCM3 model, Coupled Model Intercomparison Project Phase 5 (CMIP5). For the period 2051-2110, the MRI-CGCM3 model simulated future storms with the highest emission scenario (RCP 8.5). There are similarities when comparing storm simulation data from the model with actual storm data in the period 1951-2010 in the East Sea. In the future climate, while the number of weak and moderate storms tends to decrease, the number of strong and very strong storms tends to increase compared to the current climate period. In addition, strong storms tend to shift to the south. At the same time, the area where the max storm surge occurs also tends to move to the south and along the coast of Thanh Hoa-Ha Tinh provinces is the places where will have the largest storm surge which possible up to 4.0 m. The results of the study will serve as a basis for developing a plan to respond to storms and storm surge in the future.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH