Trình bày về phương pháp sử dụng mô hình Maxent để xác định các khu vực tiềm năng phân bố, tìm hiểu những yếu tố môi trường ảnh hướng đến sự tồn tại của loài Voọc chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) và xu thế biến động vùng phân bố của loài Voọc chà vá chân xám ở thời điểm năm 2050 và năm 2070 dưới kịch bản ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Dữ liệu sử dụng trong mô hình gồm các điểm ghi nhận phân bố của loài Voọc chà vá chân xám được thu thập tại khu vực Tây Nguyên và vùng lân cận cùng với các yếu tố môi trường, sinh khí hậu, lớp phủ, địa hình, có tiềm năng ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của loài Voọc này. Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích phân bố của loài Voọc chà vá chân xám hiện tại được tớc tính vào khoảng 17.151 km2 (chiếm khoảng 26,17% diện tích toàn Tây Nguyên) và đến năm 2050, diện tích này dự đoán còn khoảng 11.661 km2 (chiếm 17,79% diện tích Tây Nguyên) và mức độ này được duy trì đến năm 2070 đồng thời kết quả cung cấp cơ sở khoa học và các thông tin dự báo vùng phân bố của loài Voọc chà vá chân xám ở thời điểm hiện tại, tương lai và qua đó giúp các nhà quản lý đưa ra những chính sách, kế hoạch bảo tồn loài Voọc chà vá chân xám ở Tây Nguyên thich img với biến đổi khí hậu cũng như trong quy hoạch, mở rộng các khu bảo tồn loài và sinh cảnh tại Việt Nam hoặc thành lập các khu vực bảo tồn rộng hơn như Khu Dự trữ Sinh quyển.