Ở Việt Nam, hoạt động tín dụng cho vay tiêu dùng (CVTD) được thực hiện chủ yếu bởi tổ chức tín dụng (TCTD) là ngân hàng và TCTD phi ngân hàng. Thống kê hàng năm của TCTD về hoạt động CVTD cho thấy đa phần khách hàng vay tiêu dùng đều thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đầy đủ, bên cạnh đó cũng có nhiều khách hàng không trả được nợ vay, từ đó các TCTD phải xử lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) của khách hàng. Trong quá trình xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay quá hạn của khách hàng, TCTD phải tuân thủ các quy định pháp luật về xử lý TSBĐ, cùng với đó là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng cũng như các bên có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác. Tuy nhiên, hiện nay việc xử lý TSBĐ đối với hoạt động CVTD của TCTD vẫn còn gặp nhiều hạn chế, bất cập như xác định loại TSBĐ
định giá cho TSBĐ
các phương thức xử lý TSBĐ
quá trình xử lý TSBĐ gặp nhiều khó khăn do bên có nghĩa vụ thiếu thiện chí, hợp tác... Do đó, để xử lý TSBĐ trong hoạt động CVTD tại các TCTD đạt hiệu quả tốt nhất cần thiết phải hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo đảm nói chung và bảo đảm trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, bên cạnh đó cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý TSBĐ trong lĩnh vực tín dụng CVTD tại các TCTD.