Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu đương quy Nhật Bản (angelica acutiloba kitagawa.)trồng tại xã an toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Hồng Hải, Nguyễn Thị Y Thanh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 68-75

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414257

Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kitagawa.) là cây thuốc quan trọng trong nhiều bài thuốc đông y, được di thực vào Việt Nam năm 1990 và trồng ở nhiều nơi. Ở tỉnh Bình Định, đương quy được trồng tại xã An Toàn, huyện An Lão từ năm 2015 nhưng năng suất chưa cao. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của một số mức bón phân hữu cơ vi sinh (HCVS) đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng dược chất cây đương quy Nhật Bản. Kết quả cho thấy mức bón phân HCVS 2,0 tấn/ha khi trồng đương quy Nhật Bản giúp rút ngắn thời gian hồi xanh, tăng chiều cao cây, tăng kích thước lá, hàm lượng diệp lục, kích thước rễ chính và rễ phụ, khối lượng rẽ tươi và khô đạt cao nhất (tương ứng 123,56 g và 49,0 g/cây), năng suất rẽ tươi đạt 87,14 tạ/ha, năng suất rễ khô đạt 32,11 tạ/ha, lợi nhuận tăng 137,9 triệu đồng/ha so với đối chứng và hàm lượng chất chiết được cao (45,95%). Vì vậy, mức bón phân HCVS 2,0 tấn/ha là phù hợp với cây đương quy Nhật Bản trong điều kiện canh tác ở xã An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH