Ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột ở gà

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Thị Quyên, Trần Đức Hoàn

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học (ĐH Cần Thơ), 2020

Mô tả vật lý: 93-100

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414326

 Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của chế phẩm lactozym đến cầu trùng, một số loại vi khuẩn đường ruột và biểu mô đường ruột ở gà. Tổng cộng có 900 gà được chia thành hai lô, mỗi lô 450 con (gà ở lô thí nghiệm được bổ sung chế phẩm lactozym trong khẩu phần thức ăn, lô đối chứng không bổ sung chế phẩm này, thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lần 150 gà/lô). Kết quả nghiên cứu cho thấy, gà ở lô thí nghiệm bổ sung chế phẩm lactozym có tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng giảm hơn so với lô đối chứng 4,59%, thể hiện rõ nhất ở giai đoạn >
 4 - 8 và >
 8 - 12 tuần tuổi tương ứng là 30,67 và 16,67% ở lô thí nghiệm trong khi ở lô đối chứng là 38,67 và 20,00%. Tỷ lệ nhiễm cầu trùng gà cao nhất ở mùa Hè và thấp nhất vào mùa Đông, tỷ lệ và cường độ nhiễm cầu trùng ở gà có sự khác nhau giữa các mùa ở cả hai lô, trong đó gà nhiễm cầu trùng cao nhất ở mùa Hè (34,00% - lô thí nghiệm và 40,67% - lô đối chứng), thấp nhất là mùa Đông (6,00% - lô thí nghiệm và 17,33% - lô đối chứng). lactozym có tác dụng làm giảm số lượng Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens và tổng số vi khuẩn hiếu khí trong kết tràng. Chế phẩm làm tăng chiều cao và giảm chiều rộng lông nhung biểu mô niêm mạc không tràng., Tóm tắt tiếng anh, This study is aimed to identify effect of lactozym supplementation on coccidae, some large intestinal bacterium counts and small intestinal epithelial villum measurements of chickens. A total of 900 chickens were separated into 2 groups, 450 chicks in each (chicks in the experimental group were supplemented lactozym in feed, in case of non-supplemented in control group, the experiment was replicated 3 times, with 150 chicks in each). The results demonstrated that the rate and intensity of coccidae in chicken supplemented lactozym group were lower as compared with the control group, especially in the period of >
  4 - 8 and >
  8 - 12 week-old (30.67 and 16.67%, respectively) in the experimetal group, while the control group was 38.67 and 20.00%, respectively. In summer, the rate of chicken coccidial infection was the highest (34.00% in experimental group and 40,67% in control group) and the lowest in winter (6,00% in experimental group and 17.33% in control group). Colon Escherichia coli, Salmonella, Clostridium perfringens and total aerobic bacterial counts were decreased by the probiotic administration. Jejunum villi height was increased while jejunum villi wideness was decreased in the chicken supplemented probiotic in the diet.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH