Ứng phó với quấy rối tình dục của trẻ vị thành niên

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Văn Tư

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tâm lý học, 2022

Mô tả vật lý: 61 - 78

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414330

 Ứng phó của trẻ vị thành niên với quấy rối tình dục là những phản ứng cụ thể được các em thực hiện khi bị quấy rối tình dục ngôn ngữ, thể chất, phi ngôn ngữ và được tìm hiểu ở 3 phương diện ứng phó tập trung vào suy nghĩ, ứng phó mang sắc thái tình cảm, ưng phó bằng hành động. Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nghiên cứu này được triển khai trên 621 trẻ vị thành niên trung học cơ sở và trung học phổ thông ở Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quấy rối tình dục ngôn ngữ là hình thức quấy rối mà trẻ vị thành niên trải nghiệm nhiều hơn quấy rối tình dục phi ngôn ngữ và quấy rối tình dục thể chất. Trẻ vị thành niên có xu hướng ứng phó mang sắc thái tình cảm thường xuyên hơn ứng phó tập trung vào suy nghĩ và ứng phó bằng hành động. Khi trải nghiệm hành vi quấy rối tình dục, trẻ vị thành niên có xu hướng lựa chọn các kiểu ứng phó đổ lỗi cho hoàn cảnh, tìm kiếm chỗ dựa tình cảm từ bạn và thay thế bằng hành vi chủ động, tích cực nhiều hơn. Nữ vị thành niên lựa chọn kiểu ứng phó đổ lỗi cho hoàn cảnh và tìm kiếm chỗ dựa tình cảm từ bạn nhiều hơn nam vị thành niên
  nam vị thành niên có xu hướng biểu lộ sắc thải cảm xúc ra bên ngoài nhiều hơn nữ vị thành niên. Khi bị quấy rối tình dục, trẻ vị thành niên ngoại thành lựa chọn kiểu ứng phó thay thế bằng hành vi tiêu cực thường xuyên hơn trẻ vị thành niên nội thành., Tóm tắt tiếng anh, Dealing with sexual harassment among adolescents was defined by the specific responses that the adolescents had when they experienced physical, verbal, or non-verbal sexual harassment. These reactions were examined from three major aspects, namely thoughts, emotions, and behaviors. The research conducted a questionnaire on a sample of 621 secondary and high school students in Ha Noi, Da Nang, and Ho Chi Minh City. The results of the analysis in indicated that the participants had experienced sexual harassment verbally more than non-verbally or physically. They had more emotional responses than those of thoughts or behaviors. When experiencing sexual harassment, the adolescents chose to cope by blaming the situation, seeking emotional support from friends, and attempting to manifest more positive behaviors. Female adolescents blamed the situation and sought emotional support from friends more than males. Meanwhile, male adolescents reported to be more emotionally expressive than females. When facing sexual harassment, suburban adolescents chose to replace it with negative behavior more often than urban adolescents.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH