Bộ chỉ số giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Huỳnh Thị Lan Hương, Vũ Đức Đam Quang

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học Biến đổi khí hậu, 2022

Mô tả vật lý: 45307

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414391

 Hiện nay, các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng tăng và nhu cầu về tài chính dành cho thích ứng cũng lớn hơn. Do vậy, thiết lập một hệ thống giám sát và đánh giá trở thành một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo hiệu quả cũng như phân bổ nguồn vốn hợp lý cho việc thực hiện các hành động thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chỉ số được xây dựng để định lượng được mức độ thành công/hiệu quả của một hoạt động/dự án thích ứng với biến đổi khí hậu. Các chỉ số được sử dụng nhằm hai mục đích (1) Đo lường tiến độ đạt được một mục tiêu ưu tiên thích ứng
  và (2) Đánh giá đóng góp của những hành động cụ thể hướng tới mục tiêu ưu tiên thích ứng. Nghiên cứu này dựa trên cơ sở tham khảo các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ),
   - Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ công cụ giám sát và báo cáo của PPCR - CIF, Công cụ đánh giá khả năng chống chịu dựa vào cộng đồng (CoBRA) của UNDP, Sổ tay giám sát, đánh giá, phản hồi và học tập có sự tham gia (PMERL) đối với thích ứng dựa vào cộng đồng của CARE, Khung giám sát thích ứng và đánh giá phát triển (TAMD) của Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế IIED
  nghiên cứu bộ tiêu chí của một số nước như Kenya, Morocco, Vương quốc Anh, Pháp, Nepal, Philippines... để xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả của các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở hai cách tiếp cận (i) Cách tiếp cận từ trên xuống
  và (ii) Tiếp cận từ dưới lên đó, nghiên cứu đã xây dựng bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thích ứng ở cấp quốc gia và cấp tỉnh/thành phố., Tóm tắt tiếng anh, Nowadays, increasing climate change adaptation activities have created an increasing financial need for adaptation. Therefore, it is essential to establish a monitoring and evaluation system to ensure efficiency as well as an appropriate capital allocation for the implementation of climate change adaptation actions. Indicators are developed to quantify the success/effectiveness of a climate change adaptation activity/project. They are used for two purposes (1) to measure progress to achieve adaptation priority goals
  and (2) to Assess the contribution of specific actions towards adaptation priority goals. In order to develop an indicator set to evaluate the effectiveness of climate change adaptation activities in accordance with Viet Nam's conditions, this study is based on reference to technical documents of the German Agency for International Cooperation (GIZ), United Nations Development Program (UNDP), Climate Investment Funds' PPCR Monitoring and Reporting Toolkit, UNDP's Community Based Resilience Analysis (CoBRA), CARE's Participatory Monitoring, Evaluation, Reflection and Learning for Community-based Adaptation Manual (PMERL), the International Institute for Environment and Development (IIED)'s Tracking adaptation and measuring development (TAMD)
  studies on M&E indicators for climate change adaptation of some countries including Kenya, Morocco, the United Kingdom, France, Nepal, the Philippines, etc. Based on the top-down approach and bottom-up approach, the study has developed a set of indicators to assess adaptation effectiveness at the national and provincial levels.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH