INTEGRATING CULTURE INTO EFL TEACHING BEHIND CLASSROOM DOORS: A CASE STUDY OF UPPER SECONDARY TEACHERS IN VIETNAM

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Châu Thị Hoàng Hoa, Trương Viên

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, 2019

Mô tả vật lý:

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414399

 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc lồng ghép văn hóa vào giảng dạy tiếng Anh ở Việt Nam có vị thế ngày càng lớn ngay cả đối với bậc giáo dục phổ thông. Thật ra, mục tiêu và nội dung liên văn hóa đã được giới thiệu trong chương trình tiếng Anh thí điểm ở trung học phổ thông. Trước thềm đổi mới chương trình, việc nghiên cứu thực tế lồng ghép liên văn hóa là cần thiết. Trên lập trường giảng dạy liên văn hóa, nghiên cứu này tập trung vào hai vấn đề thực hiện mục tiêu liên văn hóa và chiến lược dạy liên văn hóa. Thông tin thu thập từ 101 giáo viên tiếng Anh qua bảng hỏi và dự giờ chứng minh rằng giáo viên (1) không đề cập đến mục tiêu liên văn hóa trong giáo án
  và (2) hiếm khi tổ chức các hoạt động xây dựng năng lực giao tiếp liên văn hóa cho học sinh trong lớp học. Bài viết cho rằng cần có sự quan tâm hơn nữa từ những nhà quản lý giáo dục nhằm hỗ trợ giáo viên phổ thông trung học thực hiện việc tích hợp văn hóa trong giảng dạy tiếng Anh một cách hiệu quả, từ đó, góp phần đạt được mục tiêu chương trình tiếng Anh cải cách - hướng đến xây dựng năng lực liên văn hóa cho học sinh. , Tóm tắt tiếng anh, In the context of globalization, intercultural integration has gained a better position in teaching and learning English in Vietnam, even in general education. In fact, intercultural objectives and intercultural content have been added to the expected curriculum and pilot coursebooks for teaching English in upper secondary education. Prior to the implementation of the new curriculum, it is essential to explore how teachers deal with intercultural content provided in the coursebooks. From the view of intercultural teaching, this study focuses on the positionality of intercultural objectives and intercultural teaching strategies in teachers' practice. Data collected from 101 teachers through questionnaire and six class observations illustrate that (1) teachers did not include intercultural objectives in EFL lessons and (2) they rarely conducted intercultural language activities in their teaching practice. It is recommended that intercultural education needs more attention from educational managers to support the EFL teachers in upper secondary schools to incorporate culture into their teaching more effectively, which contributes to the accomplishment of a reformed English curriculum objective - building comprehensive intercultural competence for the students.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH