Thiết lập quy trình cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở Bạch đàn lai

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Huyền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2023

Mô tả vật lý: 45615

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414409

Hiện nay, hệ thống cảm ứng tạo rễ tơ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu về chức năng cũng như biểu hiện gen và chỉnh sửa hệ gen ở thực vật. Trong nghiên cứu này đã thiết lập được một quy trình hiệu quả cho cảm ứng tạo rễ tơ in vitro và chuyển gen ở giống bạch đàn lai UP54 sử dụng vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes. Ảnh hưởng của một số yếu tố bao gồm môi trường nền, điều kiện chiếu sáng, chủng vi khuẩn, loại vật liệu, mật độ vi khuẩn, thời gian lây nhiễm và thời gian đồng nuôi cấy tới hiệu quả tạo rễ tơ và chuyển gen đã được đánh giá. Kết quả thu được cho thấy, hiệu quả cảm ứng tạo rễ tơ cao nhất được ghi nhận khi các đoạn thân được lây nhiễm với dịch huyền phù của chủng vi khuẩn ATCC 15834 ở mật độ OD600nm­ là 0,3 trong thời gian 20 phút, đồng nuôi cấy trong 3 ngày trước khi chuyển sang môi trường MS với ½ thành phần muối đa lượng và đặt trong điều kiện tối. Tỉ lệ chuyển gen thông qua rễ tơ đạt giá trị cao nhất là 26,67%. Các dòng rễ tơ chuyển gen được kiểm chứng thông qua phương pháp nhuộm X-Gluc và PCR với cặp mồi đặc hiệu của gen gus intron và rolD. Kết quả này là tiền đề cho việc kiểm tra nhanh chóng hiệu quả hoạt động của cấu trúc chuyển gen và chỉnh sửa gen ở bạch đàn trong các nghiên cứu tiếp theo., Tóm tắt tiếng anh, Currently, hairy root induction systems have been widely applied for studying gene function as well as gene expression and genome editing in plants. In this study, we established an efficient procedure for in vitro hairy root induction and transformation of the hybrid eucalyptus variety UP54 using the Agrobacterium rhizogenes mediated method. The effect of some factors including basic media, light conditions and bacterial strains, explants, bacterial densities, infection times, and co-cultivation periods on the efficacy of hairy root transformation were assessed in this work. The optimized procedure was conducted in which the stem segments were inoculated with the ATCC 15834 strain at OD600nm 0.3 for 20 minutes, then co-cultivated for 3 days before transferring to the MS ½ macro medium and cultured in the dark. The highest transformation frequency was recorded at 26.67%. The transgenic hairy root lines were confirmed by X-Gluc staining and PCR with specific primers of the gus intron and rolD genes. This study provides a potential approach for rapidly assessing the activity of transgenic vectors and gene editing constructs in eucalyptus in the future.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH