Ứng dụng của cộng hưởng từ trong chẩn đoán nguyên nhân của liệt thần kinh vận nhãn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Duy Trinh, Võ Hồng Khôi

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 610.28 Auxiliary techniques and procedures; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 261-264

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414497

Đánh giá ứng dụng của cộng hưởng từ trong chẩn đoán liệt vận nhãn do liệt dây thần kinh số III. Phương pháp nghiên cứu Cắt ngang mô tả trên 75 bệnh nhân liệt dây III, chụp cộng hưởng từ không và có tiêm thuốc đối quang từ. Kết quả 48 bệnh nhân có tổn thương dây thần kinh trên cộng hưởng từ. Trong đó 9 bệnh nhân có tổn thương thân não, 22 bệnh nhân có tổn thương dây III đoạn trong xoang hang, 11 bệnh nhân có tổn thương dây III đoạn sau trần hốc mắt (gọi là hốc dây III) (Cisternal segment, được định nghĩa là đoạn từ trước khidây III đi vào xoang hang, được bao bọc bởi một lớp màng nhện tạo thành lớp áo ngoài, đoạn này kết thúc trước khi dây III chui vào hốc mắt qua lỗ thị giác trên. Đây là thuật ngữ được chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh và chuyên ngành phẫu thuật thần kinh sử dụng, các nhà thần kinh học ít dùng). Nguyên nhân do viêm và thâm nhiễm gây liệt dây III gặp ở 28 bệnh nhân. Có 10 bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường về đồng tử, gợi ý nguyên nhân chèn ép. 6 trường hợp có hiện tượng dầy và tăng tín hiệu dây III cùng các biểu hiện thâm nhiễm. 27 bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường, bệnh lý mạch máu nhưng cộng hưởng từ lại hoàn toàn bình thường, không có tăng tín hiệu dây III trên cộng hưởng từ. Kết luận Những bệnh nhân không có tiền sử đái tháo đường hoặc bệnh lý mạch máu, chỉ biểu hiện liệt dây III đơn thuần vẫn cần được chụp cộng hưởng từ như là xét nghiệm cơ bản, tất nhiên trừ trường hợp bệnh nhân có biểu hiện chảy máu màng não đi kèm, để loại trừ những nguyên nhân tổn thương nội sọ hoặc thâm nhiễm. Những bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường hoặc bệnh lý mạch máu, đã gợi ý sẵn tổn thương nhồi máu rất thường gặp, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân cao tuổi, nhưng vẫn phải chụp cộng hưởng từ sọ não thường quy nếu như bệnh nhân không đỡ sau 3 tuần., Tóm tắt tiếng anh, To evaluate the application of magnetic resonance imaging (MRI) in the diagnosis of the neuropathy by nerve III palsy. Methods Cross-sectional descriptive analysis was performed on 75 patients with paroxysmal cataract, beneficed une cerebral IRM with and without Gadolium. Results 48 patients had nerve damage on MRI. Of these, 9 patients had lesion in brain sterm, 22 had lesion of the segment in the cavernous sinus, and 11 had a lesion of Cisternal segment. Inflammation and infection of nerve III were seen in 28 patients. There were 10 patients with abnormalities of the pupil, suggesting the cause of compression. 6 cases with thickening and increased signal of the III line and the appearance of infiltration. 27 patients with a history of diabetes mellitus, vascular disease, but complete magnetic resonance, with no enhance of the nerve III on MRI. Conclusions Patients with no history of diabetes or vascular disease, only acute third nerve palsy should remainwho exhibit pure mesenteric lymphoma should still receive MRI as a baseline unless, of course, the patient with the symstomes of hemorrhage meningeal, to exclude the cause of infiltration or intracerebral lesion. Patients with a history of diabetes mellitus or vascular disease, suggest a prevalence of ischemic infiltration very common, particularly in elder patients, but should still receive conventional cerebral apoplexy if disease doesn't improve after 3 weeks.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH