Nghiên cứu quy trình tái sinh hiệu quả giống mía KK3 thông qua callus phát sinh từ cuộn lá non

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Thị Thuỷ, Phạm Bá Hải, Phạm Bích Ngọc, Phạm Ngọc Quỳnh, Phan Thị Thu Hiền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2021

Mô tả vật lý: 45616

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414630

uy trình tái sinh hiệu quả giống mía KK3 đã được nghiên cứu thành công. Môi trường tạo mô sẹo tốt nhất cho giống mía KK3 là MS có bổ sung 4 mg/l 2,4-D, trên môi trường này, giống mía KK3 cho thấy tỷ lệ tạo mô sẹo cao nhất tỷ lệ mô sẹo đạt 94,78%. Môi trường MS có bổ sung 0,9 mg/L 2,4-D là môi trường tối ưu để mô sẹo của giống mía KK3 hình thành phôi soma. Trên môi trường này, giống mía KK3 cho tỷ lệ hình thành phôi soma cao nhất, đạt 82,39%. Môi trường thích hợp cho tỷ lệ tái sinh cao là MS có bổ sung 1,5 mg/L BAP và 0,5 mg/L kinetin với tỷ lệ 92,56%. Trên môi trường này, số chồi tạo thành/0,5 g cụm phôi là 40,24 chồi. Môi trường ra rễ tối ưu đối với giống mía KK3 là MS có bổ sung 3 mg/L α - NAA. Trên môi trường này, tỷ lệ ra rễ đạt 92,48%, số rễ/chồi là 8,01 rễ. Quy trình này có thể được áp dụng trong sử dụng cho các nghiên cứu cần thiết có quy trình tái sinh giống mía KK3.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH