Phẫu thuật nội soi qua mũi điều trị các khối u hốc mũi xâm lấn não

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Văn Công

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 179-184

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414644

 Sự phát triển nội soi là một cuộc cách mạng trong ứng dụng điều trị bệnh lý viêm mũi xoang mạn tính. Ngày càng ứng dụng mở rộng trong các tổn thương của tuyến yên. Thập niên gần đầy bắt đầu ứng dụng nội soi qua mũi để điều trị các khối hốc mũi xâm lấn vào nền sọ. Vì vậy, chúng tôi tập trung vào tổng kết việc ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u vùng nền sọ trước tại khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Chợ Rẫy. Mục tiêu nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u vùng nền sọ trước. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp. Khảo sát các triệu chứng lâm sàng, mô bệnh học và mô tả kỹ thuật lấy bỏ u qua nội soi mũi các bệnh nhân u nền sọ trước tại khoa Tai Mũi Họng, khoa Ngoại Thần Kinh của Bệnh Viện Chợ Rẫy. Kết quả từ 09/ 2010 - 12/ 2018, có 90 trường hợp được phẫu thuật lấy bỏ u xâm lấn nền sọ trước qua nội soi mũi tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh Viện Chợ Rẫy. Trong đó, có 60% khối u là ác tính bao gồm ung thư tế bào vảy (17,8%), ung thư tuyến (8,9%) và ung thư nguyên bào thần kinh khứu (11,1%) và u lành tình chủ yếu là u xương và u màng não rãnh khứu. Sau phẫu thuật, các trường hợp được cải thiện trên lâm sàng và hình ảnh học. Kết luận ứng dụng phẫu thuật nội soi qua mũi để điều trị các khối u nền sọ trước ban đã cho kết quả khả quan, tiếp cận trực tiếp được sang thương và phẫu thuật ít xâm lấn, giúp quan sát rõ phẫu trường, lấy được toàn bộ khối u cũng như giúp bảo tồn các chức năng của mũi xoang., Tóm tắt tiếng anh, Application of endoscopic surgery to dissect tumors of the anterior skull base. Materials and Methods descriptive study with intervention. To investigate clinical symptoms, histology and describe the techniques of endoscopic surgery to remove the anterior skull base tumors at Ear Nose and Throat Department and Neurology Department of Cho Ray Hospital. Results From Sept 2010 to Dec, 2018
  90 patients were examined and performed endoscopic surgery to remove tumors of the anterior skull base at ENT Department of Cho Ray Hospital. The most frequent maglignant tumors (60%) consist of squamous cell carcinoma (17,8%), adenocarcinoma (8,9%) and olfactory neuroblastoma (11,1%), while ossifying fibroma and meningioma was the most common benign tumors. Using endoscopic surgery, totally removal of anterior skull base tumors was performed successfully. Conclusion The endoscopic endonasal approach to remove of tumors of anterior skull base is a minimal invasive technique , which has clear and direct visualization. In some circumstances, this technique can preserve the functions of the nose and paranasal sinuses.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH