Tổng hợp bệnh ký sinh trùng trên cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) nuôi tại vùng Tây Bắc Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Hoài, Nguyễn Văn Khang, Phan Thị Trầm, Trần Thị Kim Chi

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636.0897 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 67-70

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414781

Cá hồi vân là loài cá nước lạnh có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, được di nhập vào Việt Nam từ năm 2005 và hiện nay được phát triển nuôi chủ yếu ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, góp phần cho sự phát triển kinh tế vùng miền. Tuy nhiên, tốc độ phát triển các trang trại nuôi cá nước lạnh quá nhanh, nguồn nước mặt hạn chế, hầu hết các trang trại nuôi sử dụng chung nguồn nước của một con suối nên tình hình lây lan dịch bệnh rất dễ sảy ra. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh năm 2016, 2017 và 2018 cho thấy, số lượt nông dân mang cá đến kiểm tra dịch bệnh tăng lên hàng năm. Trong 3 năm 2016-2018, tổng số lượt người nuôi đưa cá đến kiểm tra bệnh là 179 lượt. Tổng số cá thu (trong các đợt) là 1267 mẫu, trong đó chủ yếu cá bị nhiễm bệnh ở giai đoạn cá con cỡ từ 2-3g đến 25g, chiếm 999 con. Kết quả cho thấy, cá hồi vân nuôi bị nhiễm các loài ký sinh trùng như sán lá đơn chủ Gyrodactylus sp. và trùng quả dưa (Ichthyophthirius multifiliis). Tỷ lệ nhiễm sán tính theo tổng số cá thu là 22,6%, tỷ lệ nhiễm trùng quả dưa là 18%. Tỷ lệ chết của cá hồi nuôi bị nhiễm ký sinh trùng ở các trang trại do sán lá đơn chủ gây ra khoảng 20-35% và tỷ lệ chết do trùng quả dưa gây ra khoảng 40-70%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH