Tương quan giữa độ mặn và tính chất nền đáy đến thành phần loài giun nhiều tơ (Polychaeta) ở cù lao Dung, Sóc Trăng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Âu Văn Hóa, Dương Văn Ni, Huỳnh Trường Giang, Nguyễn Thị Kim Liên, Trần Trung Giang

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học nông nghiệp Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 1029-1040

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414789

 Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá sự tương quan giữa độ mặn và tính chất nền đáy lên sự phân bố của giun nhiều tơ (Polychaeta) ở Cù lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu được tiến hành với 2 đợt thu mẫu vào mùa mưa (tháng 9/2019) và mùa khô (tháng 3/2020) tại 24 điểm thu mẫu được chia thành 8 khu vực ký hiệu từ N1-N8, trong đó khu vực nội đồng từ N1-N5 và khu vực rừng ngập mặn từ N6-N8. Kết quả ghi nhận độ mặn dao động trong khoảng 0,1-18,6‰. Độ mặn vào mùa khô cao hơn gấp 8 lần so với mùa mưa, trong khi đó hàm lượng vật chất hữu cơ trong bùn đáy (TOM) vào mùa khô cũng cao hơn. Đối với tính chất nền đáy ở các khu vực, tỉ lệ phần trăm bùn cao hơn nhiều so với sét và cát. Số loài giun nhiều tơ (GNT) xác định được tổng cộng 13 loài thuộc 12 giống, 10 họ, 5 bộ, trong đó tại mỗi điểm thu phát hiện từ 1-7 loài. Mật độ tổng cộng dao động từ 3 đến 117 cá thể/m2
  theo từng loài GNT từ 0 đến 71 cá thể/m2. Kết quả phân tích định vị CCA cho thấy có sự tương quan giữa độ mặn, TOM và tính chất nền đáy đến phân bố của GNT tại khu vực nghiên cứu Cù lao Dung, Sóc Trăng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH