Hiệu quả của một số phương pháp xét nghiệm phân tìm trứng giun sán và noãn nang cầu trùng ở chó

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đặng Thị Phương Thảo, Hà Quốc Việt, Nguyễn Duyên Tùng, Nguyễn Thân Thiện, Nguyễn Thị Hoàng Yến

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2019

Mô tả vật lý: 371-378

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 414828

Mục đích của nghiên cứu là đánh giá hiệu quả của ba phương pháp xét nghiệm phân phương pháp phù nổi dùng nước muối NaCl bão hòa (SG 1,18), phù nổi dùng đường (SG 1,27) và tập trung trứng Formol-Ether trong việc xác định trứng của giun sán và noãn nang đơn bào trên chó. 270 mẫu phân chó được thu thập ở một số địa điểm thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, sau đó được xét nghiệm bằng các phương pháp trên. Kết quả xét nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm chung ký sinh trùng trên chó là 75,18%, gồm 12 loại mầm bệnh sán lá (Heterophyids), giun tròn (Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichuris vulpis, Capillaria sp., Strongyloides canis và giun móc), sán dây (Dipyllidium caninum, Diphyllobothrium latum, Spirometra sp. và Taenia sp.) và cầu trùng Cystoisospora spp. Giun móc (58,81%) và giun đũa T. canis (31,11%) là các mầm bệnh ký sinh chủ yếu. Phù nổi dùng đường cho hiệu quả cao nhất trong việc xác định trứng giun tròn và cầu trùng. Phù nổi dùng muối có hiệu quả xác định trứng giun tròn và cầu trùng thấp hơn sử dụng đường, nhưng cao hơn dùng Formaline-Ether. Phương pháp Formol-Ether có hiệu quả xác định trứng sán dây và trứng giun tròn chứa ấu trùng cao hơn các phương pháp còn lại, nhưng không xác định được cầu trùng.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH