Mệnh đề Dân là gốc nước được du nhập vào Việt Nam cùng với sự truyền bá của Nho giáo. Nhưng tư tưởng Dân là gốc hoàn toàn không phải là đặc quyền của người Trung Quốc, tư tưởng ấy được thể hiện trong ý thức cộng đồng của người Việt. Sau khi du nhập, nó kết hợp với tư tưởng truyền thống của người Việt tạo nên một sức mạnh tổng hợp giúp các triều đại phong kiến Việt Nam sát cánh cùng với nhân dân đấu tranh giữ nước, chống xâm lược, chống thiên tai để tồn tại và phát triển. Bài báo khái quát về sự hình thành, phát triển của "ý thức cộng đồng" của người Việt và sự tương đồng của nó với tư tưởng "Dân là gốc", được thể hiện đặc sắc qua tư tưởng của các nhà chính trị, nhà tư tưởng lớn thời Lí - Trần như Lí Công Uẩn, Lí Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn... Qua đó khẳng định những giá trị tư tưởng to lớn của nhà Lí, nhà Trần đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tóm tắt tiếng anh, The term "People are the root of the country" was introduced into Vietnam along with the propagation of Confucianism. However, this idea is completely not the privilege of the Chinese people
it is also reflected in the sense of community of the Vietnamese. After its introduction, this ideology combined with traditional Vietnamese ideas to create a synergic power that helped Vietnamese feudal dynasties along with the people to fight with invasions and natural disasters. This research summaries the formation and development of the "sense of community" of Vietnamese and its similarities with the idea "People are the root of the country", expressing itself through the ideal of many politicians in Li - Tran dynasty such as Li Cong Uan, Tran Quoc Tuan, Li Thuong Kiet, etc. Whereby, confirming the great ideology values of Li Dynasty and Tran Dynasty to the history of Vietnam.