Đánh giá đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân loạn năng thái dương hàm (LNTDH) tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá kết quả điều trị LNTDH của các đối tượng nghiên cứu trên. Đối tượng - phương pháp Nghiên cứu mô tả, tiến cứu có can thiệp lâm sàng, không đối chứng trên 40 bệnh nhân được chẩn đoán LNTDH và được điều trị tại Khoa Điều trị đặc biệt - Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh, thời gian từ tháng 7/2019 đến tháng 3/2020. Kết quả Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân LNTDH tỷ lệ nữ nam là 1,861
tập trung ở nhóm tuổi 25-44. Triệu chứng đau đầu chiếm tỷ lệ cao nhất 77,5%, kế đến là triệu chứng đau ở hàm khi vận động và nghe tiếng kêu khớp 70,0%. Mức độ LNTDH theo bệnh sử ở mức trung bình - nặng, chiếm ưu thế đến 85,0%. Khi khám lâm sàng trước điều trị hạn chế vận động hàm khi há miệng tối đa là 45%, hạn chế khi vận động hàm 55%
đau khi vận động hàm 70%
tiếng kêu khớp và loạn năng ở khớp thái dương hàm 85,0%
đau ở khớp khi sờ 55,0%
đau ở cơ khi sờ là 32,5%
khớp cắn theo hạng I 72,5% bên trái và 85% bên phải
phân loại mức độ loạn năng thái dương hàm theo thang điểm Helkimo mức độ trung bình 45,0%, nhẹ 32,5%, nặng 22,5%. Đánh giá kết quả điều trị LNTDH các phương pháp điều trị được áp dụng chủ yếu là Nội khoa, máng nhai và mài chỉnh khớp cắn
kết quả điều trị sau khi kết thúc điều trị sau 1 tuần và tái khám sau 3 tháng có cải thiện về tỷ lệ bệnh nhân có hạn chế vận động hàm, đau khi vận động hàm, đau ở khớp khi sờ và đau ở cơ khi sờ, loạn năng ở khớp thái dương hàm với khác biệt có ý nghĩa
tỷ lệ bệnh nhân có đáp ứng điều trị ở mức tốt 17,5%, trung bình 72,5% và xấu 10,0% khi tái khám sau 3 tháng. Kết luận Kết quả điều trị LNTDH có sự cải thiện triệu chứng và dấu chứng LNTDH trước và sau điều trị với khác biệt có ý nghĩa.