Nhiều nghiên cứu cho thấy sự gia tăng mức độ nặng của nhiễm covid - 19 ở bệnh nhân đái tháo đường (BN ĐTĐ) bởi sự xuất hiện hội chứng nhiễm trùng hô hấp cấp tính nặng do coronavirut 2 gây ra (SARS-CoV-2). Covid-19 có thể gia tăng nguy cơ nhiễm ở đối tượng tăng glucose máu. Khi tương tác với các yếu tố nguy cơ khác thì tăng glucose có thể gây biến đổi đáp ứng miễn dịch và viêm, điều này có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng nặng hơn thậm chí gây tử vong. Enzym ức chế chuyển dạng angiotensin 2 (ACE2) thuộc hệ thống renin- angiotensin - aldosteron system (RAAS) là thụ thể chính giúp virut xâm nhập vào các cơ quan và tổ chức mặc dù dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) có thể tương tác với cơ quan đích mang virut. Những dữ liệu nghiên cứu ban đầu cho thấy không có giả thuyết nào được chấp nhận nêu tác dụng đáng kể của ức chế DPP4 đối với SARS-CoV-2. Với đặc điểm về dược lý thì thuốc ức chế vận chuyển glucose phụ thuộc kênh Na+2 (SGLT2) có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn ở BN covid - 19 vì vậy hạn chế được sử dụng trong một số trường hợp. Hiện nay, insulin vẫn là sự lựa chọn chủ yếu để kiểm soát tăng glucose giai đoạn cấp tính của bệnh. Đa số bằng chứng cho thấy mối liên quan của covid - 19 với ĐTĐ không có sự khác biệt giữa các típ, mặc dù trong lâm sàng thì ĐTĐT2 có tỷ lệ mắc cao hơn. Đối với ĐTĐT1 hiện có rất ít bằng chứng nghiên cứu về mối liên quan với covid - 19. Đa số các nghiên cứu hiện tại và có thể trong tương lai cũng đều nhấn mạnh việc kiểm soát tối ưu glucose ở BN ĐTĐ là điều cần thiết nhất., Tóm tắt tiếng anh, Initial studies found increased severity of coronavirus disease 2019 (COVID-19), caused by infection with severe acute respiratory syndrome coronavirus 2 (SARS-CoV-2), in patients with diabetes mellitus. Furthermore, COVID-19 might also predispose infected individuals to hyperglycaemia. Interacting with other risk factors, hyperglycaemia might modulate immune and inflammatory responses, thus predisposing patients to severe COVID-19 and possible lethal outcomes. Angiotensin-converting enzyme 2 (ACE2), which is part of the renin-angiotensin- aldosterone system (RAAS), is the main entry receptor for SARS-CoV-2
although dipeptidyl peptidase 4 (DPP4) might also act as a binding target. Preliminary data, however, do not suggest a notable effect of glucose-lowering DPP4 inhibitors on SARS-CoV-2 susceptibility. Owing to their pharmacological characteristics, sodium-glucose cotransporter 2 (SGLT2) inhibitors might cause adverse effects in patients with COVID-19 and so cannot be recommended. Currently, insulin should be the main approach to the control of acute glycaemia. Most available evidence does not distinguish between the major types of diabetes mellitus and is related to type 2 diabetes mellitus owing to its high prevalence. However, some limited evidence is now available on type 1 diabetes mellitus and COVID-19. Most of these conclusions are preliminary, and further investigation of the optimal management in patients with diabetes mellitus is warranted.