Rủi ro sinh thái một số kim loại nặng trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thị Trinh, Trịnh Thị Thắm, Trịnh Thị Thủy

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học & công nghệ Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 48 - 53

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415022

Nghiên cứu này đánh giá sự tích lũy một số kim loại gồm Cu, Pb, Cd, Cr trong trầm tích tại khu vực hạ lưu sông Hồng đoạn chảy từ phía nam Hà Nội đến huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Đồng thời, chỉ số tích lũy địa chất (Igeo) và chỉ số rủi ro sinh thái tiềm ẩn (Eir) được tính toán để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hàm lượng kim loại nặng (KLN) trong trầm tích đến hệ sinh thái. Kết quả xác định hàm lượng kim loại trong 20 mẫu trầm tích cho thấy, tại khu vực nghiên cứu chưa có dấu hiệu ô nhiễm Cu, Pb, Cd, Cr căn cứ theo quy định chất lượng trầm tích (QCVN 432017/BTNMT). Tuy nhiên, 50% số điểm có hàm lượng kim loại ở mức gây ảnh hưởng thấp theo hướng dẫn của Canada. Giá trị chỉ số rủi ro toàn diện (RI) của Cu, Pb, Cd và Cr nằm trong khoảng 1,8-11,6 cho thấy mức độ rủi ro sinh thái thấp đối với trầm tích tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đánh giá mức độ rủi ro là những căn cứ khoa học ban đầu để đề xuất các biện pháp kiểm soát nguồn thải cũng như hạn chế sự lan truyền của các kim loại vào môi trường nước., Tóm tắt tiếng anh, This study aimed to assess the accumulation of some heavy metals such as Cu, Pb, Cd, and Cr in the sediments collected from downstream of the Red river from the south of Hanoi city to Nam Truc district, Nam Dinh province. Besides, the geological accumulation index (Igeo) and the potential ecological risk index were calculated to understand the impact of heavy metal content in the sediments on the ecosystem. The results showed that the concentration of several metals (Cu, Pb, Cd, Cr) in 20 sediment samples was lower than the permitted values specified in Technical Regulations on sediment quality (QCVN 432017/BTNMT). However, according to the Canadian guidelines, the concentrations of metals in 50% of samples had a low level of effect. The potential ecological risk index of metals ranges from 1.8 to 11.6, revealing that the study area has a low-level metal risk. This data can clarify the area's potential risk level and provide the scientific basis for recommending measures to control and reduce sources of metal pollution into the aquatic environment.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH