Chế tạo và đặc điểm của màng nanocomposite polyvinyl alcohol/graphene oxide và sợi nano cellulose

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Quốc Lâm Hà, Tường Vy Nguyễn, Thị Khôi Nguyên Phạm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 620.5 Nanotechnology

Thông tin xuất bản: Phát triển Khoa học và Công nghệ: Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 1350-1364

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415038

Polyvinyl alcohol (PVA) được biết đến nhiều trong lĩnh vực chế tạo bao bì nhất là trong lĩnh vực thực phẩm, y tế với khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn và có thể tan trong nước khi ở dạng màng ngay ở nhiệt độ phòng nên hầu như không để lại bất kì vấn đề nào cho môi trường. Tuy nhiên loại polymer này còn hạn chế trong tính chất nên việc ứng dụng chưa nhiều. Trong nghiên cứu này, PVA được gia cường bởi các thành phần ``xanh'' có cấu trúc ở mức độ nanomet như sợi nanocellulose (CNF) và các tấm graphen oxide (GO) đã bước đầu cho thấy một số cải thiện trong tính chất. Ứng suất lúc đứt ở tất cả các mẫu nanocomposite đều tăng, nhất là với mẫu gia cường kết hợp cả GO và CNF gần như tăng gấp đôi và có modul đàn hồi cải thiện hơn 40% so với mẫu PVA tinh chất và cao hơn so với các màng chỉ được gia cường bằng CNF hay GO. Khi ngâm trong nước (pH trung tính) ở nhiệt độ phòng, các màng gia cường graphen oxide không chỉ cho thấy hiệu quả trong việc cải thiện thời gian trương của màng mà còn hỗ trợ làm giảm độ ngậm nước của màng khi có thêm CNF. Việc gia cường kết hợp còn cho thấy những lợi ích trong việc làm giảm tốc độ mất hơi nước của màng, cũng như làm giảm độ hấp thu ẩm của các màng nanocomposite. Các màng PVA được gia cường bởi các sợi nanocellulose và các tấm graphene oxide đã giúp khắc phục một số các nhược điểm của PVA từ đó góp phần mở rộng phạm vi ứng dụng của loại polymer trong lĩnh vực màng nanocomposite thân thiện môi trường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH