Đánh giá kết quả biến chứng của phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc kèm nạo hạch chậu tại Bệnh viện Chợ Rẫy

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Xuân Thái, Nguyễn Thái Hoàng, Thái Kinh Luân, Thái Minh Sâm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616.994 +Cancers

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2022

Mô tả vật lý: 157-162

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415090

 Báo cáo kết quả biến chứng trong phẫu thuật, biến chứng sau phẫu thuật và kết quả ung thư học của 2 nhóm bệnh nhân phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc có nạo hạch chậu tiêu chuẩn và không nạo hạch chậu tại bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Tất cả những trường hợp (TH) phẫu thuật cắt tuyến tiền liệt tận gốc tại khoa Ngoại Tiết Niệu, bệnh viện Chợ Rẫy. Thời gian từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2020. Các TH được chia thành 2 nhóm không nạo hạch chậu và nạo hạch chậu tiêu chuẩn. Các biến số ghi nhận gồm tuổi, chỉ số khối cơ thể (BMI), kích thước tuyến tiền liệt, kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA) trước mổ, điểm số Gleason, ISUP, giai đoạn ung thư. Kết quả phẫu thuật gồm thời gian mổ, lượng máu mất, thời gian hậu phẫu, thời gian đặt ống dẫn lưu, thời gian lưu thông niệu đạo, các biến chứng trong và sau mổ, kết quả về ung thư học sau phẫu thuật giữa 2 nhóm. Kết quả Nhóm nạo hạch tiêu chuẩn có giá trị PSA cao hơn (35,5 ng/ml, p <
 0,001) và nhóm nguy cơ cao hơn (nhóm nguy cơ cao chiếm 82%, p=0,015). Nhóm nạo hạch tiêu chuẩn có giai đọan cT3 cao hơn (p=0,26), mức độ ISUP 4-5 cao hơn (p=0,338), tuy nhiên sự khác biệt này là không có ý nghĩa thống kê. Về kết quả phẫu thuật, thời gian phẫu thuật không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Lượng máu mất ở nhóm không nạo hạch chậu thấp hơn nhiều so với nhóm nạo hạch chậu tiêu chuẩn (140,9 ml, 475 ml, p <
 0,001). Thời gian hậu phẫu, thời gian đặt ống dẫn lưu và thời gian lưu thông niệu đạo không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Nhóm không nạo hạch không ghi nhận biến chứng trong mổ và sau mổ. Nhóm nạo hạch chậu tiêu chuẩn ghi nhận 3/78 TH (3,8%) thủng trực tràng trong mổ, 1/78 TH (1,3%) rò nước tiểu, 4/78 TH (5,1%) rò bạch huyết và 1/78 TH (1,3%) chảy máu thứ phát phải mổ lại cầm máu. Giải phẫu bệnh sau phẫu thuật giữa 2 nhóm khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ hạch chậu bịt dương tính sau phẫu thuật là 13,2% (10/78 TH). Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 5 năm là 82,4% sau thời gian theo dõi (8-122 tháng). Trong đó nhóm không nạo hạch chậu có tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 3 năm là 100%, nhóm nạo hạch chậu tiêu chuẩn có tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 5 năm là 79,8%.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH