Thực trạng và giải pháp phát triển các mô hình sinh kế bền vững tại lưu vực sông Đà

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Quốc An, Phạm Minh Toại, Trần Văn Chứ, Trịnh Hải Vân

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 139-148

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415106

Ở Việt Nam, trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề sinh kế và phát triển sinh kế bền vững được rất nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn 2017 - 2018 với phạm vi thực hiện ở 4 tỉnh thuộc lưu vực sông Đà bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp chủ yếu là công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân kết hợp với phương pháp khảo sát hiện trường, tính toán các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại khu vực nghiên cứu chó 39 mô hình sinh kế. Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn được 4 mô hình sinh kế có khả năng nhận rộng cao và điển hình cho 4 nhóm dân tộc Mường, Thái, H'Mông, Dao tương ứng mới mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng tại tỉnh Hòa Bình, mô hình Rừng - Nương rẫy - Ruộng tại tỉnh Sơn La, mô hình Rừng - Nương rẫy - Vườn - Chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên và mô hình Rừng - Nương rẫy - Vườn tại tỉnh Lai Châu. Về đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của các mô hình kinh tế điển hình cho thấy mô hình Rừng - Vườn - Ao - Chuồng tại tỉnh Hòa Bình cho hiệu quả cao nhất, tiếp đến là mô hình Rừng - Nương rẫy - Vườn - Chăn nuôi tại tỉnh Điện Biên, mô hình Rừng - Nương rẫy - Ruộng tại tỉnh Sơn La có hiệu quả thấp nhất. Bước đầu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình sinh kế điển hình, nghiên cứu này đã đề xuất được nhiều giải pháp nhằm cải thiện, phát triển các mô hình sinh kế theo hướng hiệu quả, bền vững tại khu vực nghiên cứu.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH