Tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau gây chèn ép tủy cổ: Báo cáo nhân một trường hợp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hoàng Gia Du

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 616 Diseases

Thông tin xuất bản: Y dược Lâm sàng 108, 2022

Mô tả vật lý: 15-21

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415139

Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa hay bệnh Forestier là bệnh lý hệ thống đặc trưng bởi tình trạng canxi hóa, cốt hóa của gân, dây chằng quanh cột sống cũng như hệ xương ngoại vi. Bệnh thường gặp ở dây chằng dọc trước cột sống và ở nam giới trên 50 tuổi. Trường hợp lâm sàng Chúng tôi thông báo trường hợp lâm sàng tăng sản xương vô căn lan tỏa cột sống cổ kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau trên một bệnh nhân nữ trẻ tuổi qua đó đó nhìn lại y văn về chẩn đoán và điều trị căn bệnh này. Nghiên cứu một trường hợp tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau tại cột sống cổ, nhìn lại y văn. Trường hợp bệnh Bệnh nhân nữ, 33 tuổi, tiền sử viêm đa cơ, lupus 6 năm, vào viện vì yếu, tê bì tứ chi tăng dần nhiều năm, điều trị nhiều nơi không đỡ. Trên X-quang và CT scanner có hình ảnh cầu xương cốt hóa dây chằng dọc trước, dọc sau C3-C7 chèn ép tủy nhiều, còn khoảng sáng đĩa. Bệnh nhân được chẩn đoán tăng sản xương vô căn lan tỏa kết hợp cốt hóa dây chằng dọc sau C4-C7 chèn ép tủy và được phẫu thuật cắt thân C5C6C7, đặt lồng titan ghép xương và nẹp vít cột sống cổ lối trước. Sau mổ bệnh nhân cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng. Kết luận Bệnh tăng sản xương vô căn lan tỏa có thể xảy ra tại cột sống trên bệnh nhân trẻ tuổi và cốt hóa dây chằng dọc sau kèm theo. Đây là một bệnh lành tính do đó cần thăm khám và đánh giá đầy đủ để chẩn đoán và điều trị phẫu thuật kịp thời, tránh những di chứng tổn thương tủy khó hồi phục., Tóm tắt tiếng anh, Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis (DISH), or Forestier disease is a systemic condition characterized by calcification and ossification of ligament and enthuses in the vertebral column and peripheral skeleton, which mainly affects the anterior longitudinal ligament in the male over 50 years of age. We report a case of a younger women suffer from diffuse idiopathic skeletal hyperostosis with ossification of posterior longitudinal ligament. Thereby, review of literature on the diagnosis and treatment of DISH. Case presentation A 33 years old woman with medical history of polymyositis and systemic lupus erythematosus diagnosed in 6 years, complaint of incremental quadriplegia and paresthesia, not responding with medical treatment. X-rays and CT scan reveal bridging ossification of anterior longitudinal (ALL) and posterior at C3-C7 vertebral segments, MRI reveal corresponing cervical spinal cord compression. Patient is diagnosed diffuse idiopathic skeletal hyperostosis with ossification of posterior longitudinal ligament at C4-C7 vertebral segments leading to cervical spinal cord compression, then patient is treated by anterior cervical corpectomy and fusion C5C6C7. Postoperatively, clinical symptoms have been improvement. Conclusion Diffuse idiopathic skeletal hyperostosis can occur in the young women with ossification of posterior longitudinal ligament. That is a benign disease, so diagnosing and treating early is very necessary to prevent permanent myelopathy.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH