Đặc điểm nảy mầm của một số loài chuối hoang dại và ảnh hưởng của điều kiện bảo quản tới khả năng nảy mầm của loài Musa balbisiana

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Vũ Đăng Toàn, Vũ Đăng Tường, Vũ Thị Thu Hiền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 580.589 Plants

Thông tin xuất bản: Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 2022

Mô tả vật lý: 1153-1159

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415141

Chuối là cây lương thực và thực phẩm quan trọng trên thế giới. Sử dụng loài chuối hoang dại làm bố mẹ trong các cặp lai có thể giúp cho tạo giống chuối mới được cải thiện về khả năng kháng sâu bệnh hại, các đặc điểm nông, sinh học quan trọng như năng suất và chống chịu lạnh, chịu hạn. Mục tiêu của nghiên cứu này là xem xét đặc điểm nảy mầm của các loài chuối hoang dại và ảnh hưởng của điều kiện bảo quản tới khả năng nảy mầm của loài chuối Musa balbisiana. Thí nghiệm chung đánh giá đặc điểm này mầm được bố trí theo phương pháp "cuting test" của Liu & cs. (2020) và Willan (1985). Thí nghiệm bảo quản hạt chuối dại Musa balbisiana trong tủ lạnh và silicagel được gieo theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với 3 lần nhắc lại. Kết quả cho thấy, các mẫu hạt của loài chuối Musa balbisiana có tỉ lệ nảy mầm lên tới 27,53% cao hơn các loài M. acuminata (đạt 9,43%), M. itinerans (đạt 12,67%) và các mẫu M. paracoccinea (0%). Ở điều kiện bảo quản hạt bằng silicagel với nhiệt độ phòng 25°C và độ ẩm 15,5% RH của loài Musa balbisiana cho tỉ lệ nảy mầm đạt 45,33% (VTN858) trong khi cũng các mẫu đó bảo quản trong tủ lạnh tại điều kiện 4°C và độ ẩm 19,5% RH chỉ đạt 6,67% (VTN858).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH