Đa dạng di truyền loài giáng hương [pterocarpus macrocarpus tại khu rừng thực nghiệm, trường đại học lâm nghiệp dựa trên chỉ thị phân tử rapd

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cao Thị Việt Nga, Nguyễn Thị Mến, Nguyễn Trọng Trí, Vũ Quang Nam

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 118-123

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415146

 14 mẫu Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) ở các tuổi và xuất xứ khác nhau ở Khu rừng thực nghiệm, Trường Đại học Lâm nghiệp được đánh giá tính đa dạng di truyền với 15 mồi RAPD (CPI, CP17, CP2, CP3, RM5, OPF9, CP8, CP6, OPE14, CP5, CP9, CPU, CP13, CP15, CP19). Kết quả cho thấy trong tổng số 545 băng, có 92 băng là đa hình. Số phân đoạn ADN được nhân bản dao động từ 3 đến 10 đối với các mồi khác nhau. Các mẫu Giáng hương có hệ số tương đồng di truyền từng cặp nằm trong khoảng 0,46 đến 0,88 và trung bình là 0,72. Điều này chứng tỏ mức độ tương đồng di truyền của các mẫu Giáng hương ở Khu rừng thực nghiệm, Trường Đại học Lâm nghiệp là không cao, do vậy khả năng tạo ưu thế lai trong sinh san hữu tinh để tạo nên sự đa dạng di truyền trong tập đoàn mẫu nghiên cứu là cao. Trên sơ đồ hình cây thi 14 mẫu Giáng hương với 15 mồi ngẫu nhiên được chia làm 2 nhóm chính, trong đó nhóm I chỉ có duy nhất mâu Gl. Nhóm II gồm 13 mẫu chia thành 2 nhánh phụ NI và N2, rồi tiếp tục phân nhánh nhánh phụ 1 (Nl) gồm G2, G3, G4 và G6
  nhánh phụ 2 (N2) gồm 9 mẫu còn lại và tiếp tục chia thành 2 cụm Cụm 1 (G5, G7, G14) và Cụm 2 (G8, GIO, G9, Gll, G12, G13). Nghiên cứu này cho thấy những ưu thế về đa dạng nguồn gen di truyền của các cá thể Giáng hương sưu tập tại Khu rừng thực nghiệm, Trường Đại học Lâm nghiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH