Cải tiến việc đực hóa cá xiêm (Betta splendens Regan, 1910) bằng cách ngâm trong 17α-methyltestosterone

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Văn Mướp

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp - Trường Đại học Nông lâm, Đại học Huế, 2021

Mô tả vật lý: 2645-2654

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415172

 Cá xiêm (Betta splendens) 1 ngày tuổi được đực hóa bằng cách ngâm trong túi polyethylene chứa 17α-methyltestosterone (17α-MT) ở các nồng độ 2,5
  5,0 và 7,5 mg/L có bơm oxy (thể tích oxy thể tích nước bằng 21), mật độ 150 con/L trong 4 giờ. Kết quả cho thấy, tỷ lệ đực và đực hóa tăng khi tăng nồng độ hormone, với nồng độ 2,5 mg 17α-MT/L cá đạt tỷ lệ đực, tỷ lệ đực hóa là 88,89% và 78,26%. Nồng độ 5,0 mg 17α-MT/L và nồng độ 7,5 mg 17α-MT/L đạt tỷ lệ đực, tỷ lệ đực hóa là 100%. Khác biệt không có ý nghĩa (p>
 0,05) về tăng trưởng chiều dài và khối lượng của cá xiêm. Tỷ lệ sống 60 ngày sau khi nở là 54 - 89,89%, tỷ lệ sống giảm khi tăng nồng độ hormone 17α-MT trong nước ngâm. Kết quả cho thấy, nồng độ 2,5 mg 17α-MT/L là liều tối ưu để áp dụng chuyển đổi cá xiêm đực. Nồng độ 2,5 mg 17α-MT/L cá đạt tỷ lệ sống, hiệu suất đực hóa cao nhất là (86,22%, 76,81%). Với nhiều ưu điểm như đơn giản, chi phí thấp và có thể áp dụng ở mọi nơi nên có thể sản xuất cá xiêm đực bằng cách áp dụng phương pháp ngâm cá trong hormone 17α-MT với nồng độ 2,5 mg/L để đạt hiệu quả kinh tế tối ưu cho người nuôi.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH