Tăng cường năng lực của người dân trong việc áp dụng canh tác lúa bền vững, phát thải thấp trên đất mặn tại Hải Hậu - Nam Định

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Bùi Thị Phương Loan, Cao Hương Giang

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2019

Mô tả vật lý: 120 - 126

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415184

 Trình bày kết quả mô hình canh tác lúa bền vững phát thải thấp thông qua việc tái chế tàn dư cây trồng theo hướng sử dụng phân bón hiệu quả và hướng tới giảm phát thải khí nhà kính trên đất mặn tại Hải Hậu - Nam Định. Bón phân theo canh tác phổ biến tại địa phương, với lượng 195 N + 69 P2O5 + 63 K2O (vụ Xuân) và 215 N + 83 P2O5 + 42 K2O (vụ Mùa) là công thức đối chứng (CT1)
  giảm 25% NPK (CT2)
  giảm 25% NPK kết hợp bón compost (CT3)
  giảm 25% NPK kết hợp than sinh học (CT4)
  và giảm 50% NPK kết hợp 75% than sinh học + 50% compost (CT5). Tiến hành lấy mẫu khí nhà kính (CH và N2O) tại 4 giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa. Kết quả cho thấy tổng lượng phát thải khí nhà kính trong vụ Xuân dao động từ 6,727 - 11,725 kg CO2-e/ha/vụ và 10.642 - 16.746 kg CO2-e/ha/vụ trong vụ Mùa, phụ thuộc vào các giải pháp giảm nhẹ, giảm nhiều nhất khi giảm khí nhà kính kết hợp sử dụng than sinh học (CT4), tiếp đến là sử dụng compost và than sinh học (CT5). Hiệu quả quan trọng hơn mà mô hình mang lại là nâng cao nhận thức và sự ủng hộ của người dân về tiềm năng giảm phát thải trong canh tác lúa trên đất mặn, tận dụng phế phụ nông nghiệp mang lại hiệu quả về môi trường và kinh tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH