Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên toàn bộ 242 người cao tuổi tại xã Tân Hưng, Đồng Phú, Bình Phước từ tháng 10/2018 đến tháng 6/2019. Tất cả đối tượng thỏa tiêu chí và đồng ý tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp dựa vào bảng câu hỏi soạn sẵn. Thang đo GDS-15 dùng để đánh giá rối loạn trầm cảm. Kết quả Kết quả phân tích trên 217 đối tượng thỏa tiêu chí đưa vào, tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở người cao tuổi là 20,7%. Các yếu tố được tìm thấy trong mô hình đa biến có liên quan đến tỷ lệ rối loạn trầm cảm là có xung đột với những người thân trong gia đình, người dân tộc thiểu số, có lo lắng về vấn đề người chăm sóc khi bệnh, có giới hạn vận động và chất lượng cuộc sống. Kết luận Gia đình, chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ, quan tâm, chăm sóc nhiều hơn đối với những người cao tuổi, đặc biệt là những người cao tuổi dân tộc thiểu số hoặc có kèm theo các yếu tố liên quan được tìm thấy bởi vì họ là những đối tượng có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm cao.