Trình bày mô hình blockchain và yêu cầu cơ bản của việc truy xuất thông tin thực phẩm, với mục đích đem đến những hiểu biết cơ bản về triển vọng ứng dụng blockchain để truy xuất. Về lý thuyết, blockchain không chỉ là tiền ảo, mà còn là một công nghệ cho phép thực hiện truy xuất thông tin tới tận gốc, một cách minh bạch và đảm bảo. Nó đang mở ra những hướng ứng dụng mới trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trên thế giới như quản lý hồ sơ sức khỏe, bất động sản, chuỗi cung ứng. Khó khăn chính khi truy xuất với thực phẩm tại Việt Nam là chúng ta chưa xác định rõ cần truy xuất gì? Nhiều người nghĩ rằng cần truy xuất nguồn gốc, nhưng thông tin nguồn gốc là một lựa chọn, và nên tiếp tục chỉ là một lựa chọn chứ không phải một nghĩa vụ bắt buộc. Việc triển khai blockchain do đó cần phải xác định rõ ràng với nhóm thực phẩm nào? và với phân khúc khách hàng nào? Công nghệ này hứa hẹn giúp doanh nghiệp giảm bớt chi phí hành chính, tăng minh bạch. Nhưng ở góc độ quản lý Nhà nước, nó chưa thể thay thế được phương pháp truy xuất đơn giản nhưng hiệu quả đang được áp dụng trên toàn thế giới là phương pháp một bước trước - một bước sau., Tóm tắt tiếng anh, This paper presents the blockchain model in regard to basic requirements of food traceability, with the aim of providing a basic understanding of the blockchain application prospects to the reader. From a theoretical standpoint, the blockchain is not only a cryptocurrency, but also a new technology of data storage that allows to track information of a product in a transparent and authentic way. It opens new possibilities of application, like the management of health files, that of real-estate, or that of supply chain. However, when it comes to food traceability, the main difficulty in Vietnam is laid at the identification of what to trace, given that tracking the food's origin is not mandatory and not always necessary. Then, it is important to determine clearly the category of food and the market's segment, before deploying blockchain. This technology promises to help businesses reduce administrative costs, increase transparency. But it cannot replace the simple but robust method of one step forward - one step backward, legally used by almost all countries in the world.