Đánh giá tính chất cơ học gỗ keo tai tượng (Acacia mangium) bằng phương pháp không phá hủy

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Dương Văn Đoàn, Hà Thị Quỳnh Lưu

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 2020

Mô tả vật lý: 126-133

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415259

 Trong nghiên cứu này, các tính chất cơ học của gỗ Keo tai tượng được đánh giá bằng cả phương pháp phá hủy truyền thống và phương pháp không phá hủy. Các mẫu gỗ có kích thước 20 (xuyên tâm) × 20 (tiếp tuyến) × 300 (dọc thớ) mm được cắt từ 0,5 đến 1,5 m tính từ mặt đất của 5 cây mẫu thu thập tại một rừng trồng thí nghiệm. Công nghệ sóng ứng suất lần đầu tiên được sử dụng để đo vận tốc truyền sóng (SWV) cho các mẫu gỗ nhỏ, không chứa khuyết tật theo chiều dọc thớ gỗ Keo tai tượng trồng tại Việt Nam. Giá trị trung bình SWV, khối lượng thể tích (AD), mô đun đàn hồi uốn tĩnh động lực học (DMOE), mô đun đàn hồi uốn tĩnh (MOE), và độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ Keo tai tượng ở độ ẩm khoảng 12% trong nghiên cứu này lần lượt là 4320 m/s, 0,46 g/cm3, 8,63 GPa, 7,77 GPa, và 78,39 MPa. Đã có sự khác biệt rõ ràng vận tốc truyền sóng và các tính chất gỗ giữa vị trí gần tâm và gần vỏ với giá trị thấp ở gần tâm và giá trị cao hơn ở gần vỏ. Có một mối tương quan rõ ràng giữa SWV và MOE (r = 0,35
  p <
  0,05), tuy nhiên không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê được tìm thấy giữa SWV và MOR. AD là một chỉ số tốt để dự đoán tính chất cơ học của gỗ Keo tai tượng thông qua hệ số tương quan rất cao với cả MOE (r = 0,82
  p <
  0,001) và MOR (r = 0,71
  p <
  0,001). Một kết quả tốt hơn để dự đoán MOE đã được tìm thấy khi SWV và AD được sử dụng cùng nhau thông qua việc tính toán DMOE. Hệ số tương quan giữa DMOE và MOE là rất cao (r = 0,90
  p <
  0,001)., Tóm tắt tiếng anh, In this study, the mechanical properties of Acacia mangium wood were investigated by destructive and nondestructive methods. The samples with dimensions of 20 (radial) X 20 (tangential) X 300 (longitudinal) mm were cut from 0.5 to 1.5 m above the ground of 5 sample trees collected from an A. mangium forest trial. Stress wave technology was used for the first time to measure longitudinal stress wave velocity (SWV) for small, clear A. mangium wood in Vietnam. The mean value of swv. air-dry density (AD), dynamic modulus of elasticity (DMOE), modulus of elasticity (MOE), and modulus of rupture (MOR) at a moisture content of 12% were 4320 m/s, 0.46 g/cm\ 8.63 GPa, 7.77 GPa. and 78.39 MPa. There was a significant difference in measured properties in this study between near the pith and near the bark with a gradually increasing trend from pith to bark. There was a significant positive linear correlation between the swv and MOE (r = 0.35
  p <
  0.05) but no statistical correlation was found between the swv and MOR. AD is a good indicator to predict the mechanical properties of J. mangium wood when it has high correlation with both MOR (r = 0.82
  p <
  0.001) and MOR (r = 0.71
  £7 <
  0.001). A much better result for the prediction of MOE was obtained when swv and AD were used together through a calculation of DMOE. The coefficient of correlation between DMOE and MOE was really high (r = 0.90
  p <
 0.001).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH