Với việc sử dụng RAP (Reclaimed Asphalt Pavement) trong thành phần hỗn hợp asphalt, các phương pháp thiết kế dựa theo các đặc trưng thể tích như phương pháp Marshall hay Superpave thì khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe cơ bản đã được cải thiện, tuy nhiên sức kháng nứt lại giảm đi. Để cải thiện đặc tính trên, một phương pháp thiết kế để cân bằng giữa khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe và kháng nút đã được đề xuất gần đây ở Mỹ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá sức kháng hằn lún vệt bánh xe và sức kháng nứt của hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ẩm sử dụng bitum bọt 60/70 và PMB |||. Các tỷ lệ vật liệu RAP bằng 20% 40% và 60% đã được lựa chọn cho hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ấm. Các tính năng kháng hằn lún vệt bánh xe và kháng nút của hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ẩm được đối chứng với hỗn hợp bê tông asphalt nóng truyền thống không có RAP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hỗn hợp bê tông asphalt tái chế ấm có sức kháng hằn lún vệt bánh xe tốt hơn nhưng khả năng kháng nút kém hơn so với hỗn hợp bê tông asphalt đối chứng. Khi hàm lượng RAP tăng lên, khả năng kháng hằn lún vệt bánh xe của hỗn hợp tái chế ấm tăng lên nhưng khả năng kháng nứt giảm đi, chỉ có hỗn hợp có tỷ lệ RAP bằng 20% sử dụng bi-tum bọt 60/70 đáp ứng được cả yêu cầu kháng hằn lún vệt bánh xe và kháng nứt.