Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý, nước thải phát sinh từ ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại tỉnh Bến Tre

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Thị Đoan Trang Dương, Thị Bích Trâm Huỳnh, Tôn Thất Lãng PGS.TS

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Tài nguyên và Môi trường, 2020

Mô tả vật lý: 83-85

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415277

Hiện nay, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) đang được quan tâm và phát là cả về diện tích lần mức độ thâm canh. Diện tích nuôi trồng thủy sản ( 5) nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tập trung tại 8 tỉnh ven biển. Tại Bến Tre, diện tích nuôi tôm thâm canh vùng ven biển là khoảng 30.252 ha vào năm 2019 [1]. Ngành NTTS đã giải quyết việc làm cho hơn 32 ngàn lao động, trong đó lao động tham gia nuôi tôm sú và TTCT thâm canh chiếm đa số. Như vậy, nghề nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích cho địa phương. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác, Bến Tre đang đối mặt với tình trạng môi trường nuôi ngày bị suy thoái do phát triển tự phát, xả thải, sử dụng hoá chất không đúng quy định, quản lý và xử lý dịch bệnh tùy tiện, ý thức cộng đồng của người nuôi tôm còn thấp. Hầu hết các cơ sở nuôi tôm sau mỗi vụ đều xả trực tiếp nước thải, bùn thải ra môi trường gây ô nhiễm vùng tiếp nhận và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Xuất phát từ thực tiễn trên, cần nghiên cứu hiện trạng quản lý và xử lý chất thải từ ao nuôi TTCT thâm canh tại Bến Tre, nhắm đánh giá mức độ ô nhiễm, khả năng xử lý của các công nghệ hiện tại, từ đó để xuất công nghệ xử lý phù hợp với điều kiện kinh tế của người nông dân và dễ vận hành trong thực tế.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH