Xác định tỷ lệ dịch tự do ổ bụng (DTDOB) ở bệnh nhân (BN) viêm tụy cấp (VTC). So sánh nồng độ CRP, tỷ lệ biến chứng (hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi), mức độ nặng, suy cơ quan và kết cục (tử vong, thở máy xâm lấn, thời gian nằm viện) ở BN VTC có và không có biến chứng DTDOB. Xác định vai trò của DTDOB như là yếu tố nguy cơ của VTC mức độ nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu có phân tích tại khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 8/2021 đến tháng 3/2022. Kết quả Tổng cộng có 122 BN viêm tụy cấp. Tỷ lệ BN có DTDOB là 58,2%. Không có sự khác biệt về đặc điểm lâm sàng giữa hai nhóm có và không có DTDOB. Nồng độ CRP (mg/L) ở nhóm có và không có DTDOB lần lượt là 262,9 ± 14,7 và 198,6 ± 19,4 (p=0,008). Tỷ lệ hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi ở nhóm có và không có DTDOB lần lượt là 53,5% và 25,5% (p=0,002), 22,5% và 2,0% (p=0,001), 59,2% và 17,7% (p<
0,001). VTC mức độ nặng ở nhóm có DTDOB (46,5%) cao hơn nhóm không có DTDOB (17,7%) (p=0,002). Có sự khác biệt có ý nghĩa về tỷ lệ suy hô hấp, suy hô hấp kéo dài ở nhóm BN có và không có DTDOB (p<
0,001). Không có sự khác biệt về suy tuần hoàn, suy thận, suy đa cơ quan, thở máy xâm lấn và thời gian nằm viện giữa hai nhóm. Phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy DTDOB là yếu tố nguy cơ của VTC nặng với tỷ số chênh (TSC) 10,02, khoảng tin cậy (KTC) 95% 1,7-59,7, p=0,011. Kết luận Có sự khác biệt về nồng độ CRP, tỷ lệ hoại tử tụy, huyết khối tĩnh mạch tạng, tràn dịch màng phổi, VTC mức độ nặng, suy hô hấp và suy hô hấp kéo dài giữa hai nhóm có và không có DTDOB. DTDOB là yếu tố nguy cơ của VTC nặng., Tóm tắt tiếng anh, To determine the prevalence of abdominal free fluid in patients with AP. To compare CRP levels, rates of complications (pancreatic necrosis, splanchnic vein thrombosis, pleural effusion), severity, organ failure, and outcomes (death, invasive mechanical ventilation, length of stay) in patients with AP with and without abdominal free fluid. To determine the role of abdominal free fluid as a risk factor for severe AP. Subjects and methods It is a retrospective and prospective cross-sectional study which was carried out at the Department of Gastroenterology of Cho Ray Hospital from August 2021 to March 2022. Results There are a total of 122 patients with acute pancreatitis. The rate of patients with abdominal free fluid is 58.2%. There was no difference in clinical features between the two groups with and without abdominal free fluid. CRP concentrations (mg/L) in the group with and without abdominal free fluid were 262.9 ± 14.7 and 198.6 ± 19.4, respectively (p=0.008). The rates of pancreatic necrosis, splanchnic vein thrombosis, pleural effusion in the group with and without abdominal free fluid were 53.5% and 25.5% (p=0.002), 22.5% and 2.0% (p=0.001), 59.2% and 17.7% (p<
0.001). The rate of severe AP was higher in the group with abdominal free fluid (46.5%) than in the group without abdominal free fluid (17.7%) (p=0.002). There was a significant difference in the rate of respiratory failure, persistent respiratory failure in the group of patients with and without abdominal free fluid (p<
0.001). There was no difference in circulatory failure, renal failure, multi-organ failure, invasive mechanical ventilation and length of hospital stay between the two groups. Multivariable logistic regression analysis showed that abdominal free fluid is a risk factor for severe AP with odds ratio (OR) 10.02, 95% CI 1.7-59.7, p=0.011. Conclusion There were differences in CRP levels, the rate of pancreatic necrosis, splanchnic vein thrombosis, pleural effusion, severe acute pancreatitis, respiratory failure and persistent respiratory failure between the two groups with and without abdominal free fluid. Abdominal free fluid is a risk factor for severe AP.