Ảnh hưởng của liều lượng Chlorate kali lên sự ra hoa nhãn E-Dor (Dimocarpus longan L.) ở các độ tuổi cây khác nhau tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thanh Dụy, Trần Sỹ Hiếu, Trần Văn Hâu

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 631 Specific techniques; apparatus, equipment, materials

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 23-30

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 415387

Xác định liều lượng chlorate kali có hiệu quả lên sự ra hoa nhãn E-Dor 8 và 11 năm tuổi trong vụ nghịch, từ tháng 02/2019 tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp. Thí nghiệm thừa số hai nhân tố được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, ba lần lặp lại, mỗi lặp lại 40 cây. Nhân tố thứ nhất là liều lượng chlorate kali (KCLO₃) gồm năm liều lượng là 50, 100, 150, 200 g/m đường kính tán (đkt) và đối chứng xử lý theo liều lượng của nông dân (130 và 170 g/m đường kính tán đối với cây 8 và 11 năm tuổi, theo thứ tự). Nhân tố thứ hai là độ tuổi cây gồm 2 độ tuổi cây 8 và 11 năm tuổi. Chlorate kali được áp dụng bằng cách tưới vào đất, xung quanh tán cây. Kết quả cho thấy tỷ lệ chóp rễ cây nhãn chết ở giai đoạn 3 ngày sau khi xử lý tăng dần cùng với sự tăng liều lượng xử lý Chlorate kali và đạt tỷ lệ cao nhất (47,7%) ở liều lượng 200 g/m đường kính tán. Cây 8 năm tuổi có tỷ lệ chóp rễ chết cao hơn so với cây 11 năm tuổi. Có sự tương tác giữa liều lượng chlorate kali và tuổi cây lên tỷ lệ ra hoa. Cây 8 năm tuổi xử lý 50 g/m đường kính tán có tỷ lệ ra hoa (87,9%) tương đương với xử lý 150 g/m đường kính tán trên cây 11 năm tuổi. Xử lý chlorate kali với liều lượng 100 g/m đường kính tán có tỷ lệ ra hoa trên 90% và đạt năng suất cao hơn nghiệm thức xử lý 50 g/m đường kính tán nhưng tỷ lệ ra hoa và năng suất không tăng khi tăng liều lượng xử lý chlorate kali lên 150 hay 200 g/m đường kính tán. Cây 8 năm tuổi có tỷ lệ ra hoa cao hơn cây 11 năm tuổi nhưng năng suất thì ngược lại. Xử lý chlorate kali ở các liều lượng khác nhau trên cây nhãn E-Dor 8 và 11 năm tuổi không ảnh hưởng lên °Brix, TA và hàm lượng đường tổng số của thịt trái.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH