Khả năng tự điều chỉnh học tập (SRL) được ghi nhận là một nhân tố quan trọng cho thành công của người học trong các kết quả nghiên cứu trước đây. Mặc dù các nhà nghiên cứu giáo dục cho rằng, SRL cần được nghiên cứu ở những ngữ cảnh khác nhau (Wolter & Pintrich, 1998) nhưng số lượng nghiên cứu về SRL trong lĩnh vực giảng dạy/học ngoại ngữ vẫn còn khá hạn chế. Dựa trên cơ sở lý thuyết về SRL (Pintrich, 2004
Pintrich & De Groot, 1990), nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu mối liên hệ giữa SRL và khả năng nghe tiếng Anh của sinh viên học ngoại ngữ. Nghiên cứu này cũng xem xét nếu giới tính và trình độ nghe cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến các hoạt động SRL của người học. Công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu là bảng khảo sát Motivated Strategies for Learning Questionnaire (MSLQ), phát triển bởi Pintrich, Smith, Garcia and McKeachie (1991), và được hoàn thành bởi 38 sinh viên chuyên ngành tiếng Anh tham gia nghiên cứu này. Kỹ năng nghe của nhóm sinh viên cũng được đánh giá bằng một bài kiểm tra nghe. Các thống kê mô tả, thống kê mối liên hệ (Pearson correlation) và thống kê MANOVA được áp dụng để phân tích số liệu nghiên cứu. Kết quả cho thấy nhóm sinh viên tham gia có SRL ở mức trung bình, và SRL này có mối liên hệ với thành tích bài kiểm tra nghe của họ. Cụ thể hơn, 3 nhóm hoạt động SRL có mối liên hệ trực tiếp với thành tích nghe gồm khả năng tự quản lý, giám sát việc học, khả năng điểu chỉnh nổ lực học tập, và khả năng tư duy phản biện. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng không có sự khác biệt về các hoạt động SRL giữa nam và nữ, giữa người học có trình độ nghe tốt hơn và người học chưa nghe tốt. Cuối cùng các kiến nghị liên quan về phương pháp dạy nghe và định hướng nghiên cứu tiếp theo cũng được thảo luận trong bài báo này. , Tóm tắt tiếng anh, Self-regulated learning (SRL) has been well-documented in prior studies as a critical factor for academic success. While previous educational researchers have acknowledged the fact that SRL is both domain and context-dependent (Wolter & Pintrich, 1998), research examining learners' self-regulatory activities in EFL (English as a Foreign Language) context is rather limited. Drawing on the SRL theory of (Pintrich, 2004
Pintrich & De Groot, 1990), this research was carried out to examine the learning self-regulation of a group of Vietnamese EFL learners and its relation to their L2 listening competence. It also probes into whether gender and listening ability had an impact on the language learners' self-regulatory learning behaviors. The Motivated Strategies for Learning Questionnaire (MSLQ), adopted from Pintrich, Smith, Garcia and McKeachie (1991), was utilized as the research instrument which was then administered to 38 English-major students at a university in the central region of Vietnam. The participants' L2 listening ability was also assessed with an adopted listening test. Descriptive statistics, Pearson correlation and two-way MANOVA were performed with SPSS version 22.0 for data analysis. The results indicated that participants had a moderate level of SRL, which was found to be associated with their L2 listening achievements. In particular, three aspects of SRL that were directly related to the EFL learners' listening competence were metacognitive self-regulation, effort regulation, and critical thinking. There was, however, neither gender nor ability effect on the participants' SRL. Pedagogical implications for teaching L2 listening skill, i.e., underscoring the role of higher-order thinking skills, and suggestions for future research were discussed.