Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, mô hình "Cánh đồng lớn" ở Đồng bằng sông Cửu Long đã cho thấy hiệu quả trong việc xây dựng nền sản xuất lúa gạo hiện đại, theo chuỗi khép kín, tạo ra sản lượng lớn, đồng đều, tăng chất lượng lúa và nhất là tạo ra giá trị gia tăng cao cho hạt gạo. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích mô hình liên kết sản xuất lúa thời gian qua gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là khâu liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Do đó, trước yêu cầu mới của quá trình sản xuất và thị trường tiêu thụ lúa gạo, việc tổ chức, sắp xếp lại và đổi mới liên kết giữa các chủ thể để vực dậy mô hình cánh đồng lớn ở vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước ngày càng trở nên cấp thiết. Trên cơ sở này, bài viết đề cập tới các khía cạnh nhưi) Một số kết quả nổi bật trong phát triển mô hình cánh đồng lớn liên kết sản xuất lúa hiện nay ở Đồng bằng sông Cửu Long
ii)Vấn đề đặt ra đối với việc nhân rộng mô hình cánh đồng lớn liên kết trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
iii)Giải pháp hoàn thiện và nhân rộng mô hình cánh đồng lớn gắn với liên kết sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.